Những đồn đoán
Giống như hồi năm 2001 khi đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nhận mũ đỏ Hồng Y, giới báo chí đã đồn thổi đây có thể sẽ là vị giáo Hoàng tương lai từ Á Châu.
Lúc đó Ngài đã 73 tuổi và không ai nghĩ rằng Ngài có nhiều cơ hội, tuy nhiên sự việc được mọi giới ngưỡng mộ như là "có khả năng làm giáo hoàng" (popeable) cũng đủ làm cho người Việt Nam hãnh diện lây. Không may cho Việt Nam, chỉ một thời gian chưa đầy 2 năm sau thì Ngài ngã bệnh và được Chuá gọi về trong nỗi ngỡ ngàng cuả mọi người.
Năm nay vào ngày 24 tháng 11 tới, khi đức Giáo Hoàng Benedict XVI trao mũ đỏ Hồng Y cho vị tổng giám mục Manila cuả Phi Luật Tân, đức 'Tổng' Luis Antonio Gokim Tagle, giới truyền thông và kể cả nhiều vị Giám mục cuả Phi Luật Tân cũng đã đồn đoán sôi nổi rằng cuối cùng thì bây giờ lại có một người Á Châu có thể làm giáo hoàng.
Một cái may cho người Phi Luật Tân, đó là vị tân Hồng Y cuả họ còn trẻ, mới có 55 tuổi thôi, là vị trẻ thứ hai trong Hồng Y đoàn (xem ghi chú *), và như vậy thì "không lần này thì cũng lần khác" ngài sẽ có cơ hội được 'đăng quang'.
Người đứng đầu ủy ban các vấn đề công cộng của Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân, Đức Giám mục Deogracias Iniguez của Kalookan, thậm chí còn mạo hiểm nói rằng việc làm Giáo Hoàng là hầu như rõ ràng. ĐGM Iniguez lập luận rằng việc thăng tước HY cho ĐGM Tagle có nghĩa là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã đánh giá rất cao vai trò thần học của vị giám mục thành Manila.
Vị cựu đại sứ Phi Luật Tân tại Vatican, bà Henrietta de Villa, cũng cho biết rằng bà đã cầu nguyện liên lỉ ngay từ khi được biết linh mục Tagle trở thành giám mục vào năm 2001, và tin rằng ngài sẽ trở thành một vị giáo hoàng trong tương lai.
Tại sao không?
Linh mục Romulo Ponte, chuyên viết bình luận cho các tờ báo cuả Laguna, một tỉnh ngoại ô thành phố Manila, cho biết Đức giám mục Tagle không xa lạ gì với các hoạt động bên trong của Vatican.
Khi còn là một linh mục trẻ, cha Tagle đã phục vụ dưới trướng cuả Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, nay là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Cha Ponte cho biết đích thân Đức Giáo Hoàng đã chọn ĐGM Tagle làm một trong hai giám mục châu Á để trở thành Niên Trưởng (Synod Father) trong Thượng Hội Đồng Giám Mục kéo dài một tháng tại Roma vừa qua.
Ngay bên Hoa Kỳ, ông John L. Allen Jr., một phóng viên cao cấp cuả tờ National Catholic Reporter đả từng theo dõi danh sách các hồng y từ nhiều năm, cũng liệt kê ĐGM Tagle trong danh sách "dài" có khả năng kế vị.
Tháng 5 vừa qua ông Allen viết: "ĐGM Tagle, chỉ mới có 54 tuổi thôi, mà đã trở thành một cái thước đo lường quan trọng cho những phát triển cuả đạo Công giáo ở châu Á, ngài là một ''nhân vật phải tìm tới' trong nội bộ hội đồng các giám mục Châu Á mỗi khi họ bàn thảo về hầu hết các vấn đề thần học.
Chân dung tân Hồng Y Tagle
Sinh năm 1957 tại Manila, là con trưởng cuả một gia đình ngoan đạo có gốc Hoa từ vùng Thượng Hải, vị hồng y tương lai đã tỏ ra là một thiếu niên xuất sắc và có chí đi tu. Ngay từ lúc mới 3 tuổi ngài đã có thể xướng kinh Mân Côi, và mặc dù cha mẹ mong muốn ngài trở thành một bác sĩ y khoa, cậu thanh niên Tagle đã quyết chí xin vào chủng viện sau khi tốt nghiệp cử nhân Triết tại đại học San Jose ở Manila năm 1977.
Trong thời gian học làm linh mục, thầyTagle đã sống tự túc bằng cách đi dạy học toàn thời gian, thầy tốt nghiệp summa cum laude (tối ưu **) tại cả hai trường một lúc, về thần học tại trường Loyola Ateneo và tại Chủng viện San Jose. ThầyTagle được thụ phong linh mục cho Giáo phận Imus ngày 27 tháng 2 năm 1982.
Cha Tagle du học tại Hoa kỳ từ năm 1987 cho đến 1991, tốt nghiệp văn bằng Tiến Sĩ thần học với hạng tối ưu (summa cum laude) tại đại học Catholic University of America ở Washington DC.
Từ 1997 đến 2002, ngài được chỉ định vào ủy ban thần học quốc tế và làm việc dưới quyền cuả hồng y Joseph Ratzinger, sau này là Giáo Hoàng Benedict.
Cùng thời gian này, cha Tagle đã hợp tác với sử gia Alberto Melloni và Giuseppe Alberigo để soạn một bộ lịch sử cuả Công Đồng Vatican 2. Ngài viết một chương trong cuốn thứ 4 cuả bộ sử với tựa đề là "Một cơn bão tháng 11: Tuần lễ đen tối" trong đó ngài mô tả những khó khăn xảy ra giữa đức giáo hoàng Paul VI và nhóm người chủ trương cải tổ.
Bộ sử về Công Đồng Vatican 2 cuả nhóm, gọi là nhóm Bologna School, đã bị một số người chỉ trích vì mô tả Công Đồng như là một sự đứt đọan với quá khứ cuả Giáo Hội. Đây là một ý tưởng không phù hợp với chủ trương chính thức cuả Giáo Hội vẫn coi Công đồng như là một sự nối tiếp cuả giòng sử giáo hội.
Riêng về phần đóng góp cuả cha Tagle, ngài không đưa ra một lập trường nào về vấn đề trên mà chỉ phê bình sự kiện dựa theo những tư tưởng cuả Hồng Y Ratzinger. Về điều này thì một số sử gia theo nhóm 'cải cách' lại chê ngài là thiếu sự khách quan cuả khoa học (!)
Ngoài sự kiện 'Bologna School' ra, Ngài thường được coi như là một nhân vật có sức hấp dẫn lớn và có lập trường phù hợp với giáo huấn cuả Giáo Hội. Ngài hiện là chủ tịch cuả hội đồng giám mục về Tín Lý.
Ông John L. Allen Jr đã hết lời khen ngợi sức hấp dẫn cuả ngài như sau:
"Ngài có một năng khiếu giao tiếp đặc biệt, là một diễn giả được săn lùng bởi các hệ thống truyền thông. Tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Quebec năm 2008, Ngài đã thu hút khán thính giả đến nỗi làm cho toàn bộ cử toạ cuả sân vận động phải rơi nước mắt."
Ông dưạ vào lời bình luận cuả một phóng viên Phi Luật tân để mô tả ngài như là một nhân vật có 'tâm trí của một nhà thần học, linh hồn của một nhạc sĩ và trái tim của một mục tử. "
Quan điểm cuả vị tân Hồng Y
Kể từ khi nhận chức Tổng Giám Mục Manila (2011) và trở thành vị giáo phẩm cao cấp nhất cuả cuả Phi Luật Tân, đức 'Tổng' Tagle đã tham gia nhiều hoạt động xã hội để cứu giúp người nghèo, bảo vệ môi sinh nhưng đồng thời cũng giữ vững một lập trường nhất quán chống lại nạn vô thần, phá thai, ngừa thai và chống lại Bộ Luật ngừa thai cuả chính phủ.
Vận động một con số 2.5 triệu giáo dân Công Giáo ở tổng giáo phận Manila, đức 'Tổng' Tagle là một lực lượng đáng nể. Và ngài đã vận động lực lượng đó một cách khéo léo trong một giai đoạn khi mà các chủ trương cuả giáo hội không hoàn toàn phù hợp với thực tế chính trị.
Có lẽ ở đâu cũng vậy, giáo hội sẽ phải đương đầu với những khó khăn chính trị như thế bởi vì những điều giáo hội dạy thì nhiều hơn là những chủ trương cuả một đảng phái. Một phe 'bảo thủ' có thể hợp với giáo hội trên vài tiêu chí về đạo đức nhưng lại không phù hợp trên những tiêu chí về nhân sinh, ngược lại phe 'phóng khoáng' có thể là cộng tác viên cuả giáo hội trong vài công việc từ thiện nhưng lại chống chọi với giáo hội trong những vần đề phá thai.
Cho nên phương cách hành sử thành công cuả vị tổng giám mục Manila đang được học hỏi và noi theo. Người ta không ngạc nhiên khi tên tuổi cuả Ngài đã được đề cập đến nhiều trong khoá Thượng Hội đồng các Giám Mục họp tại Roma tháng vừa qua.
Sau khoá họp có một số người đã thất vọng khi không thấy có một 'chiến lược' rõ rệt nào được quyết định cho toàn thể Giáo Hội. Ngài giải thích:
Thực sự những gì "làm cho tôi được khích lệ nhất trong Thượng Hội Đồng là thấy tất cả mọi người đã mong muốn rằng việc phúc âm hóa không hẳn là một chiến lược mà chính là một cuộc sống gặp gỡ với Chuá Kitô phục sinh"
"Tôi nghĩ rằng trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã rất tập trung vào việc phải làm thế nào để làm việc với toàn thế giới - các giáo hội đã cố gắng để lập ra những 'chiến thuật chiến lược' - Trong bản chất thì 'chiến thuật chiến lược' tự nó không phải là xấu. Nhưng chúng ta có lẽ đã quên rằng đức tin không phải là một sản phẩm của một chiến lược. "
"Đức tin có thể mang lại những chiến lược mới. Nhưng nếu nó không bắt nguồn từ tình bạn với Chúa Giêsu Kitô và tuân giữ những lời giảng dậy của Ngài, thì loại phúc âm hóa đó sẽ là gì ? "
Ngài kết luận "Những phức tạp đã được bàn cãi trong khoá Thượng Hội đồng đã dẫn đưa mọi người chúng tôi đến một tâm tình khiêm nhượng hơn. Do đó sự thiếu vắng những chiến thuật cụ thể cuả khoá họp thực sự là một cơ hội để mọi người khám phá thêm".
Cơ hội làm giáo hoàng
Hầu hết các giám mục Phi Luật Tân, mặc dù họ đang cầu nguyện cho đức 'Tổng' Tagle, nhưng khi bàn về việc làm giáo hoàng, nhiều người đã tỏ ra thực tế hơn.
Đức Tổng Giám mục Ramon Arguelles của Lipa cho rằng đức 'Tổng' Tagle là "một tài sản lớn cho Giáo Hội ngày nay" nhưng "chỉ có Chúa mới có thể quyết định ai sẽ là Giáo hoàng".
"Chức Giáo Hoàng không phải là một sự may rủi. Nó được quyết định từ trên Trời cao," ngài nói. "Không ai có một cơ hội lớn cả. Mỗi vị Hồng Y chỉ có một cơ hội nhỏ mà thôi" ĐGM Arguelles nói thêm.
Thẳng thừng hơn nữa, Đức Tổng Giám Mục Oscar Cruz đã về hưu, thì như muốn xối một gầu nước lạnh vào những giấc mơ của người Phi Luật Tân:
"Hồng Y Đoàn bầu Đức Thánh Cha mà phần đông các hồng y chủ yếu là từ châu Âu, Bắc Mỹ... vì vậy tôi sẽ không đi quá xa," ngài nói.
Đức Cha Cruz nói một lý do mà đức tổng Tagle được thăng Hồng Y là bởi vì ngài gần cận Đức Thánh Cha. "Có một sự thông cảm giữa hai người, do đó, Đức Thánh Cha biết tài năng và chuyên môn thần học của đức tổng (Tagle.)"
Đức Cha Cruz còn cho biết ngài sẽ không ngạc nhiên nếu Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chỉ định một chức vụ tại Vatican trong những tháng tới cho đức tổng Tagle. Điều đó sẽ tiếp tục khêu gợi trí tưởng tượng của người Phi Luật Tân hơn nữa.
Và có lẽ sẽ tiếp tục khêu gợi trí tưởng tượng cuả mọi người Á Châu nói chung.
Ghi chú * Vị hồng y trẻ nhất sẽ là tân Hồng Y Baselios Cleemis Thottunkal, 53 tuổi, Ấn Độ. Ngài là Tổng giám mục nghi lễ Đông Phương Syro Malankara.
Ghi chú ** Các trường Đại Học ở Mỹ và Phi Luật Tân áp dụng thứ hạng Latin về danh dự cho các văn bằng Đại Học. Có 3 hạng danh dự là:
Cum Laude (with honor)
Magna cum laude (with great honor)
Summa cum laude (with highest honor)
Thỉnh thoảng, một vài trường còn thêm tới 5 hạng danh dự như sau:
Cum Laude (with honor)
Magna cum laude (with great honor)
(Maxima cum laude (with very great honor))
Summa cum laude (with highest honor)
(Egregia cum laude (with outstanding honor)
Vietcatholic
Giống như hồi năm 2001 khi đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nhận mũ đỏ Hồng Y, giới báo chí đã đồn thổi đây có thể sẽ là vị giáo Hoàng tương lai từ Á Châu.
Lúc đó Ngài đã 73 tuổi và không ai nghĩ rằng Ngài có nhiều cơ hội, tuy nhiên sự việc được mọi giới ngưỡng mộ như là "có khả năng làm giáo hoàng" (popeable) cũng đủ làm cho người Việt Nam hãnh diện lây. Không may cho Việt Nam, chỉ một thời gian chưa đầy 2 năm sau thì Ngài ngã bệnh và được Chuá gọi về trong nỗi ngỡ ngàng cuả mọi người.
Năm nay vào ngày 24 tháng 11 tới, khi đức Giáo Hoàng Benedict XVI trao mũ đỏ Hồng Y cho vị tổng giám mục Manila cuả Phi Luật Tân, đức 'Tổng' Luis Antonio Gokim Tagle, giới truyền thông và kể cả nhiều vị Giám mục cuả Phi Luật Tân cũng đã đồn đoán sôi nổi rằng cuối cùng thì bây giờ lại có một người Á Châu có thể làm giáo hoàng.
Một cái may cho người Phi Luật Tân, đó là vị tân Hồng Y cuả họ còn trẻ, mới có 55 tuổi thôi, là vị trẻ thứ hai trong Hồng Y đoàn (xem ghi chú *), và như vậy thì "không lần này thì cũng lần khác" ngài sẽ có cơ hội được 'đăng quang'.
Người đứng đầu ủy ban các vấn đề công cộng của Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân, Đức Giám mục Deogracias Iniguez của Kalookan, thậm chí còn mạo hiểm nói rằng việc làm Giáo Hoàng là hầu như rõ ràng. ĐGM Iniguez lập luận rằng việc thăng tước HY cho ĐGM Tagle có nghĩa là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã đánh giá rất cao vai trò thần học của vị giám mục thành Manila.
Vị cựu đại sứ Phi Luật Tân tại Vatican, bà Henrietta de Villa, cũng cho biết rằng bà đã cầu nguyện liên lỉ ngay từ khi được biết linh mục Tagle trở thành giám mục vào năm 2001, và tin rằng ngài sẽ trở thành một vị giáo hoàng trong tương lai.
Tại sao không?
Linh mục Romulo Ponte, chuyên viết bình luận cho các tờ báo cuả Laguna, một tỉnh ngoại ô thành phố Manila, cho biết Đức giám mục Tagle không xa lạ gì với các hoạt động bên trong của Vatican.
Khi còn là một linh mục trẻ, cha Tagle đã phục vụ dưới trướng cuả Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, nay là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Cha Ponte cho biết đích thân Đức Giáo Hoàng đã chọn ĐGM Tagle làm một trong hai giám mục châu Á để trở thành Niên Trưởng (Synod Father) trong Thượng Hội Đồng Giám Mục kéo dài một tháng tại Roma vừa qua.
Ngay bên Hoa Kỳ, ông John L. Allen Jr., một phóng viên cao cấp cuả tờ National Catholic Reporter đả từng theo dõi danh sách các hồng y từ nhiều năm, cũng liệt kê ĐGM Tagle trong danh sách "dài" có khả năng kế vị.
Tháng 5 vừa qua ông Allen viết: "ĐGM Tagle, chỉ mới có 54 tuổi thôi, mà đã trở thành một cái thước đo lường quan trọng cho những phát triển cuả đạo Công giáo ở châu Á, ngài là một ''nhân vật phải tìm tới' trong nội bộ hội đồng các giám mục Châu Á mỗi khi họ bàn thảo về hầu hết các vấn đề thần học.
Chân dung tân Hồng Y Tagle
Sinh năm 1957 tại Manila, là con trưởng cuả một gia đình ngoan đạo có gốc Hoa từ vùng Thượng Hải, vị hồng y tương lai đã tỏ ra là một thiếu niên xuất sắc và có chí đi tu. Ngay từ lúc mới 3 tuổi ngài đã có thể xướng kinh Mân Côi, và mặc dù cha mẹ mong muốn ngài trở thành một bác sĩ y khoa, cậu thanh niên Tagle đã quyết chí xin vào chủng viện sau khi tốt nghiệp cử nhân Triết tại đại học San Jose ở Manila năm 1977.
Trong thời gian học làm linh mục, thầyTagle đã sống tự túc bằng cách đi dạy học toàn thời gian, thầy tốt nghiệp summa cum laude (tối ưu **) tại cả hai trường một lúc, về thần học tại trường Loyola Ateneo và tại Chủng viện San Jose. ThầyTagle được thụ phong linh mục cho Giáo phận Imus ngày 27 tháng 2 năm 1982.
Cha Tagle du học tại Hoa kỳ từ năm 1987 cho đến 1991, tốt nghiệp văn bằng Tiến Sĩ thần học với hạng tối ưu (summa cum laude) tại đại học Catholic University of America ở Washington DC.
Từ 1997 đến 2002, ngài được chỉ định vào ủy ban thần học quốc tế và làm việc dưới quyền cuả hồng y Joseph Ratzinger, sau này là Giáo Hoàng Benedict.
Cùng thời gian này, cha Tagle đã hợp tác với sử gia Alberto Melloni và Giuseppe Alberigo để soạn một bộ lịch sử cuả Công Đồng Vatican 2. Ngài viết một chương trong cuốn thứ 4 cuả bộ sử với tựa đề là "Một cơn bão tháng 11: Tuần lễ đen tối" trong đó ngài mô tả những khó khăn xảy ra giữa đức giáo hoàng Paul VI và nhóm người chủ trương cải tổ.
Bộ sử về Công Đồng Vatican 2 cuả nhóm, gọi là nhóm Bologna School, đã bị một số người chỉ trích vì mô tả Công Đồng như là một sự đứt đọan với quá khứ cuả Giáo Hội. Đây là một ý tưởng không phù hợp với chủ trương chính thức cuả Giáo Hội vẫn coi Công đồng như là một sự nối tiếp cuả giòng sử giáo hội.
Riêng về phần đóng góp cuả cha Tagle, ngài không đưa ra một lập trường nào về vấn đề trên mà chỉ phê bình sự kiện dựa theo những tư tưởng cuả Hồng Y Ratzinger. Về điều này thì một số sử gia theo nhóm 'cải cách' lại chê ngài là thiếu sự khách quan cuả khoa học (!)
Ngoài sự kiện 'Bologna School' ra, Ngài thường được coi như là một nhân vật có sức hấp dẫn lớn và có lập trường phù hợp với giáo huấn cuả Giáo Hội. Ngài hiện là chủ tịch cuả hội đồng giám mục về Tín Lý.
Ông John L. Allen Jr đã hết lời khen ngợi sức hấp dẫn cuả ngài như sau:
"Ngài có một năng khiếu giao tiếp đặc biệt, là một diễn giả được săn lùng bởi các hệ thống truyền thông. Tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Quebec năm 2008, Ngài đã thu hút khán thính giả đến nỗi làm cho toàn bộ cử toạ cuả sân vận động phải rơi nước mắt."
Ông dưạ vào lời bình luận cuả một phóng viên Phi Luật tân để mô tả ngài như là một nhân vật có 'tâm trí của một nhà thần học, linh hồn của một nhạc sĩ và trái tim của một mục tử. "
Quan điểm cuả vị tân Hồng Y
Kể từ khi nhận chức Tổng Giám Mục Manila (2011) và trở thành vị giáo phẩm cao cấp nhất cuả cuả Phi Luật Tân, đức 'Tổng' Tagle đã tham gia nhiều hoạt động xã hội để cứu giúp người nghèo, bảo vệ môi sinh nhưng đồng thời cũng giữ vững một lập trường nhất quán chống lại nạn vô thần, phá thai, ngừa thai và chống lại Bộ Luật ngừa thai cuả chính phủ.
Vận động một con số 2.5 triệu giáo dân Công Giáo ở tổng giáo phận Manila, đức 'Tổng' Tagle là một lực lượng đáng nể. Và ngài đã vận động lực lượng đó một cách khéo léo trong một giai đoạn khi mà các chủ trương cuả giáo hội không hoàn toàn phù hợp với thực tế chính trị.
Có lẽ ở đâu cũng vậy, giáo hội sẽ phải đương đầu với những khó khăn chính trị như thế bởi vì những điều giáo hội dạy thì nhiều hơn là những chủ trương cuả một đảng phái. Một phe 'bảo thủ' có thể hợp với giáo hội trên vài tiêu chí về đạo đức nhưng lại không phù hợp trên những tiêu chí về nhân sinh, ngược lại phe 'phóng khoáng' có thể là cộng tác viên cuả giáo hội trong vài công việc từ thiện nhưng lại chống chọi với giáo hội trong những vần đề phá thai.
Cho nên phương cách hành sử thành công cuả vị tổng giám mục Manila đang được học hỏi và noi theo. Người ta không ngạc nhiên khi tên tuổi cuả Ngài đã được đề cập đến nhiều trong khoá Thượng Hội đồng các Giám Mục họp tại Roma tháng vừa qua.
Sau khoá họp có một số người đã thất vọng khi không thấy có một 'chiến lược' rõ rệt nào được quyết định cho toàn thể Giáo Hội. Ngài giải thích:
Thực sự những gì "làm cho tôi được khích lệ nhất trong Thượng Hội Đồng là thấy tất cả mọi người đã mong muốn rằng việc phúc âm hóa không hẳn là một chiến lược mà chính là một cuộc sống gặp gỡ với Chuá Kitô phục sinh"
"Tôi nghĩ rằng trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã rất tập trung vào việc phải làm thế nào để làm việc với toàn thế giới - các giáo hội đã cố gắng để lập ra những 'chiến thuật chiến lược' - Trong bản chất thì 'chiến thuật chiến lược' tự nó không phải là xấu. Nhưng chúng ta có lẽ đã quên rằng đức tin không phải là một sản phẩm của một chiến lược. "
"Đức tin có thể mang lại những chiến lược mới. Nhưng nếu nó không bắt nguồn từ tình bạn với Chúa Giêsu Kitô và tuân giữ những lời giảng dậy của Ngài, thì loại phúc âm hóa đó sẽ là gì ? "
Ngài kết luận "Những phức tạp đã được bàn cãi trong khoá Thượng Hội đồng đã dẫn đưa mọi người chúng tôi đến một tâm tình khiêm nhượng hơn. Do đó sự thiếu vắng những chiến thuật cụ thể cuả khoá họp thực sự là một cơ hội để mọi người khám phá thêm".
Cơ hội làm giáo hoàng
Hầu hết các giám mục Phi Luật Tân, mặc dù họ đang cầu nguyện cho đức 'Tổng' Tagle, nhưng khi bàn về việc làm giáo hoàng, nhiều người đã tỏ ra thực tế hơn.
Đức Tổng Giám mục Ramon Arguelles của Lipa cho rằng đức 'Tổng' Tagle là "một tài sản lớn cho Giáo Hội ngày nay" nhưng "chỉ có Chúa mới có thể quyết định ai sẽ là Giáo hoàng".
"Chức Giáo Hoàng không phải là một sự may rủi. Nó được quyết định từ trên Trời cao," ngài nói. "Không ai có một cơ hội lớn cả. Mỗi vị Hồng Y chỉ có một cơ hội nhỏ mà thôi" ĐGM Arguelles nói thêm.
Thẳng thừng hơn nữa, Đức Tổng Giám Mục Oscar Cruz đã về hưu, thì như muốn xối một gầu nước lạnh vào những giấc mơ của người Phi Luật Tân:
"Hồng Y Đoàn bầu Đức Thánh Cha mà phần đông các hồng y chủ yếu là từ châu Âu, Bắc Mỹ... vì vậy tôi sẽ không đi quá xa," ngài nói.
Đức Cha Cruz nói một lý do mà đức tổng Tagle được thăng Hồng Y là bởi vì ngài gần cận Đức Thánh Cha. "Có một sự thông cảm giữa hai người, do đó, Đức Thánh Cha biết tài năng và chuyên môn thần học của đức tổng (Tagle.)"
Đức Cha Cruz còn cho biết ngài sẽ không ngạc nhiên nếu Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chỉ định một chức vụ tại Vatican trong những tháng tới cho đức tổng Tagle. Điều đó sẽ tiếp tục khêu gợi trí tưởng tượng của người Phi Luật Tân hơn nữa.
Và có lẽ sẽ tiếp tục khêu gợi trí tưởng tượng cuả mọi người Á Châu nói chung.
Ghi chú * Vị hồng y trẻ nhất sẽ là tân Hồng Y Baselios Cleemis Thottunkal, 53 tuổi, Ấn Độ. Ngài là Tổng giám mục nghi lễ Đông Phương Syro Malankara.
Ghi chú ** Các trường Đại Học ở Mỹ và Phi Luật Tân áp dụng thứ hạng Latin về danh dự cho các văn bằng Đại Học. Có 3 hạng danh dự là:
Cum Laude (with honor)
Magna cum laude (with great honor)
Summa cum laude (with highest honor)
Thỉnh thoảng, một vài trường còn thêm tới 5 hạng danh dự như sau:
Cum Laude (with honor)
Magna cum laude (with great honor)
(Maxima cum laude (with very great honor))
Summa cum laude (with highest honor)
(Egregia cum laude (with outstanding honor)
Vietcatholic