Phỏng vấn GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp về vụ Con Cuông

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Sau những vụ rắc rối xảy ra tại giáo điểm Con Cuông, Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, GM Giáo phận Vinh và là Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã trả lời cuộc phỏng vấn của cơ quan thông tấn Eglises d’Asie tại Paris để giải thích về những vụ rắc rối ấy và những chủ đề khác.

Đức Giám Mục trả lời cơ quan thông tấn vào ngày 8 tháng Bảy.

Eglises d’Asie : Thưa Đức Cha, Cộng đồng Công Giáo Con Cuông nơi vừa xảy ra những sự kiện mà chúng ta sắp nói tới được gọi là “Giáo Điểm” (lieu religieux) trong các văn bản. Đức Cha có thể cho biết danh xưng này có nghiã gì?

GM Nguyễn Thái Hợp : Tiếng này được dùng trong các nghị định ấn hành trong những năm thuộc thập kỷ 1990, trước thời gian ra đời của Sắc Lệnh về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo. Người ta phân biệt giữa giáo xứ, giáo họ và và cộng đồng Kitô hữu chưa tạo thành một đơn vị theo giáo luật. Đại ý, danh từ này tương đương với tên mà văn học truyền giáo thuở xưa gọi là “cộng đồng Kitô hữu” (chrétienté), một cộng đồng tín hữu đang trong giai đoạn thành hình.
E. A : Nguyên nhân của phần lớn những xung đột giữa nhà cầm quyền và các cộng đồng Công Giáo xảy ra trong thời gian vừa qua thường là vấn đề đất đai bị nhà nước xung công, hoặc là những hoạt động có tính cách xã hội chính trị của những người trẻ Công Giáo. Những nguyên nhân đó không hiện diện trong vụ Con Cuông. Vậy vì lý do gì mà nhà cầm quyền địa phương lại tung ra một cuộc đàn áp thô bạo như thế chống lại một nhóm nhỏ những tín hữu chỉ muốn cử hành thánh lễ? Lý do này có vẻ rất bí ẩn…
GM. NTH : Đúng như vậy, tất cả đều không thể giải thích. Người ta không thể hiểu những động lực sâu xa của nhà cầm quyền, cũng như không hiểu tinh thần hướng dẫn hành động này của họ. Tuy nhiên, ta có thể phỏng đoán một vài nguyên nhân. Ở Việt Nam, có những khu người ta gọi là “vùng đất anh hùng” (được coi là những địa danh nổi tiếng của thời kháng chiến cộng sản). Để bảo vệ quy chế “anh hùng” này, các nơi ấy phải tuân thủ ba hay bốn tiêu chuẩn. Một trong những tiêu chuẩn đó là sự vắng bóng của tôn giáo và những biểu hiện tôn giáo trên lãnh thổ của khu này. Trong khi đó, một cách chính xác, khu Con Cuông lại nằm ở Tây Bắc tỉnh Nghệ An, thuộc một trong những khu phải được gìn giữ và bảo vệ theo truyền thống anh hùng. Người ta có thể nghĩ rằng đó là một trong những lý do về thái độ bạo hành của nhà cầm quyền trong vụ này. Người ta cũng có thể nói tới động lực chính trị, chuyện hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt Nam ngày nay.
Từ lâu, những người Kitô giáo đã có mặt ở vùng đất Côn Cuông này. Bắt đầu từ 1970, các linh mục đã tới vùng này để cử hành thánh lễ và giúp những nhóm thiểu số. Thế là từ hai năm nay, một linh mục đã đến đó đều đặn mỗi Chúa Nhật để cử hành thánh lễ. Bốn đơn yêu cầu đã được gửi tới nhà cầm quyền để xin thiết lập một giáo điểm. Cho tới bây giờ, chúng tôi không nhận được sự trả lời chính thức nào. Nhưng người ta cho chúng tôi biết là quy chế giáo điểm không còn tồn tại mà phải thiết lập một giáo họ (paroisse annexe), một đơn xin nữa cũng vẫn không được trả lời.
Chúng tôi không hiểu tại sao nhà cầm quyền lại can thiệp bằng cách ứng xử tàn bạo như vậy đối với cộng đồng Công Giáo Con Cuông. Năm ngoái, một qủa mìn đã nổ trước nhà nguyện. Đó là điều không thể chấp nhận được! Chúng tôi luôn luôn tìm cách đối thoại, nói chuyện với nhà cầm quyền và chúng tôi không hiểu tại sao họ đi tới chỗ dùng những phần tử quân đội để chống lại những công dân Công Giáo. Một số người tự hỏi tại sao các binh sĩ có sức mạnh lớn như vậy không lo bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, mà lại dùng võ khí để chống lại những đồng bào Công Giáo không võ trang. Tất cả những điều đó thật khó hiểu.
E. A : Trước việc bùng nổ của bạo lực như vậy, thái độ của người Công Giáo trong giáo phận của Đức Cha hiện nay ra sao?
GM. NTH : Chúng tôi muốn sống trong việc đối thoại với nhà cầm quyền. Chúng tôi không có ý định dùng vụ Con Cuông để áp đặt những đòi hỏi hay vu khống Đảng và chính phủ. Nhưng vụ xảy ra ngày 1 tháng 7 qúa đặc biệt, khiến đa số người Công Giáo không thể khoan nhượng. Nhà cầm quyền đã đi qúa xa! Như người ta thường nói tại xứ tôi, khi vượt qúa một số ranh giới, người ta phải phản ứng. Sự kiên nhẫn là một đức tính Công Giáo, một đức tính nhân loại. Nhưng giống như tất cả những gì mang tính nhân loại, nó có những giới hạn mà người ta không thể ngang nhiên vượt qua. Đó là cảm nghĩ của giáo dân trong giáo phận của chúng tôi. Điều cốt yếu là sự đoàn kết với các anh chị em công Giáo trong một hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi không phải chỉ muốn phản đối, chúng tôi còn muốn bầy tỏ sự đoàn kết này và đòi hỏi công lý cho những nạn nhân của việc bạo hành này.
E. A : Vụ Con Cuông có phải là một vụ hoàn toàn riêng rẽ, trong giáo phận của Đức Cha, những việc cùng loại này có xảy ra ở những vùng khác không?
GM. NTH : Trong giáo phận của tôi, có ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Cách đây hai năm, ở làng Tam Tòa thuộc tỉnh Quảng Bình cũng xảy ra những việc bạo hành giống như vụ Con Cuông hiện nay. Tôi không hiểu tại sao bạo hành bây giờ lại chuyển tới tỉnh Nghệ An. Đó là những vụ không thể khoan nhượng ở Con Cuông. May thay, trong hai tỉnh khác, hiện không có tranh chấp tương tự. Vào dịp lễ Giáng Sinh năm ngoái, một giới chức cao cấp của chính phủ từ Hà Nội đến chuyển cho chúng tôi lời chúc mừng Giáng Sinh và chính giới chức này đã có lời chúc tụng chúng tôi. Ông ta đã hỏi tôi: “Tình trạng giáo phận Vinh hiện ra sao?”. Tôi trả lời ông ấy là trong giáo phận của tôi, có ba tỉnh mà mỗi tỉnh có tính cách đặc biệt. Không thể so sánh tỉnh này với tỉnh kia, mỗi tỉnh có mầu sắc, ánh sáng và sự độc đáo riêng. Nhưng nếu phải lấy một sự lựa chọn, tôi thích mầu sắc của các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hơn. Sau đó, một công chức của tỉnh Nghệ An đã hỏi tôi “Tại sao không chọn Nghệ An?”. Tôi trả lời: “Trong giáo phận của tôi, có ba tỉnh. Tôi ưa hai tỉnh hơn, như vậy là có thể tự hiểu!”
E. A : Đức Cha là chủ tịch của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình do Hội Đồng Giám Mục VN thành lập cách đây vừa đúng một năm rưỡi. Chắc chắn khó có thể lập bảng tổng kết thành tích hoạt động của Ủy Ban. Nhưng xin hỏi có sự cạnh tranh hay bất đồng nào giữa học thuyết xã hội của Giáo Hội và chủ thuyết đang được áp dụng tại Việt Nam?
GM. NTH : Đúng vậy, có qúa ít thời gian kể từ khi Ủy Ban chúng tôi nhận sứ mệnh. Trong khoảng một năm rưỡi, chúng tôi không làm được nhiều việc vì những giới hạn về nhân sự, nhưng cũng vì tình hình xã hội chính trị không cho phép chúng tôi làm những gì chúng tôi đã nghĩ và muốn làm. Chúng tôi dự tính phổ biến và áp dụng học thuyết xã hội của Giáo Hội như một phương cách phúc âm hóa thế giới. Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô Đệ Nhị đã nói: “Học thuyết xã hội của Giáo Hội không phải là con đường thứ ba giữa chủ thuyết tư bản và chủ thuyết Mác-xít”. Đức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 cũng nói thêm rằng Giáo Hội không thay thế quốc gia trong phận sự của quốc gia, nhưng Giáo Hội có thể đóng góp và đối thoại với chính phủ trong mục đích phục vụ con người. Bởi thế, chúng ta phải phúc âm hóa và phục vụ con người trong thời đại của chúng ta. Đức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 cũng yêu cầu các giám mục Việt Nam cộng tác và đối thoại thẳng thắn với nhà nước. Nhưng ơn gọi phúc âm của chúng ta còn đòi hỏi chúng ta phải đặt ưu tiên cho những gì phù hợp với công lý, cho những gì hữu ích cho việc phục vụ xứ sở và phù hợp với những quyền của con người. Đó là lý do tại sao chúng tôi chủ trương đối thoại, một sự đối thoại hữu ích nhưng không giản dị và dễ dàng.
E. A : Văn bản mới nhất của ủy ban của Đức Cha có tựa đề “Những suy nghĩ về tình hình tổng quát của đất nước”. Bản văn đó nói tới sự tiến trỉển tích cực của đất nước từ một số năm qua, đặc biệt về phương diện kinh tế. Nhưng bản văn cũng vạch ra nhiều khía cạnh tiêu cực của xã hội hiện tại. Điều đó có phải là qúa bi quan?
GM. NTH : Cám ơn nhận xét của ông. Một số nhận định hẳn nhiên có chút bi quan dù rằng bản thân tôi vốn lạc quan một cách chừng mực. Nhưng phải rõ ràng. Hãy nhìn lịch sử Việt Nam của 40 năm qua. Từ 1975 đến 1990, tình hình rất khó khăn, đặc biệt trong những năm 1980. Trong giai đoạn đó, có rất nhiều khó khăn và đặc biệt cho những người Công Giáo. Rồi trong giai đoạn từ 1990 tới 2008-2009, tình hình đã thay đổi. Chính sách “đổi mới” từ từ thắng thế và đã đổi mới xứ sở trong tất cả mọi lãnh vực. Điều đó không thể chối cãi. Nhưng trong những năm vừa qua, có một sự trì trệ về tiến bộ rất rõ. Xã hội dân sự và xã hội chính trị cũng có sự thụt lùi. Không phải tôi bi quan, nhưng tình hình trở nên xấu. Tình trạng xã hội chính trị rất đáng e ngại. Tôi không phải là người duy nhất nghĩ như vậy. Người ta nghe cùng một tiếng chuông đồng hồ ngay nơi những người trí thức cộng sản, ở cả Quốc Hội nơi có nhiều lời tuyên bố quan trọng về vấn đề này đã được nói lên. Vì thế, qua báo cáo này, ủy ban của chúng tôi muốn cho mọi người nghe lời phê bình, nhưng là một lời phê bình xây dựng, muốn nhìn thấy đất nước đi trên đường phát triển đích thực. Sự phát triển kinh tế phải dính liền với phát triển xã hội và nhân bản.
E. A : Hiện nay ở Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên toàn thể lãnh thổ và chống lại ý muốn bành trướng của nước láng giềng lớn phương Bắc đang được thực hiện bởi nhiều người, kể cả những người Công Giáo. Chính Đức Cha đã phát biểu về vấn đề này nhiều lần. Đức Cha có nghĩ cuộc đấu tranh này là một phần trong sứ mệnh mục tử của Đước Cha không?
GM. NTH : Công Đồng Vatican II, trong hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, đã tuyên bố: “Những niềm vui và hy vọng, những buồn sầu và lo âu của con người trong thời đại này, những người nghèo và nhất là những người đau khổ, cũng là niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và sự lo âu của những môn đệ Chúa Kitô, và thực sự không có chút nhân bản nào nếu không tìm thấy một tiếng vọng trong trái tim của các môn đồ”. Chúng tôi vừa là môn đệ Chúa Kitô vừ là những đứa con của một dân tộc, chúng tôi là người Việt Nam và là Kitô hữu. Việt Nam là một dân tộc mà Thiên Chúa đã cho chúng tôi để trở nên thực sự là người, để trở thành công dân và Kitô hữu ở đó. Vì vậy những niềm vui và những nỗi buồn của đất nước chúng tôi cũng là những niềm vui và những nỗi buồn của những Kitô hữu chúng tôi. Cũng vậy, cùng với những công dân khác, người Công Giáo, người không Công Giáo và ngay cả những người Mác- xít, chúng tôi muốn bầy tỏ mối âu lo của chúng tôi liên quan tới tình hình rất nguy hiểm cho số phận của đất nước. Chính trong tinh thần ấy mà câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở Sài Gòn đã tổ chức hai cuộc hội thảo về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Cuộc hội thảo đầu tiên đã gặp rất nhiều khó khăn nên không được thực hiện. Những người tham dự hội thảo không những là Công Giáo mà còn là những người không Công Giáo, những người Mác-xít hay không Mác-xít. Dù chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức cuộc hội thảo này, vẫn có một cơ quan chính phủ cũng đã tài trợ cho việc in những bài phát biểu. Cuộc hội thảo thứ hai có chủ đề “Công lý và hòa bình ở Biển Đông”. Buồn thay, nó cũng không được diễn ra, nhưng tôi nghĩ có thể in những bài phát biểu đã được dự trù . Cuộc tranh đấu này đối với chúng tôi là một bổn phận đối với dân tộc, và đối với tổ tiên chúng tôi. Chúng tôi thi hành bổn phận này với những nhà trí thức của đất nước, với những người Công Giáo và không Công Giáo, với những người Cộng sản và không Cộng sản. Đó là bổn phận của mọi người Việt Nam trước những khó khăn và đe dọa đè nặng lên nền độc lập của đất nước chúng tôi
E. A : Trong báo cáo của Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình về tình hình chung của đất nước có vấn đề tự do tôn giáo. Nhiều văn bản lập pháp về vấn đề này đã được kể ra trong báo cáo và đi đến kết luận – tôi khôi hài hóa một chút – là tự do tôn giáo không thể thực sự  tồn tại khi có qúa nhiều luật lệ về vấn đề này.
GM. NTH : Phải nhìn nhận rằng chính phủ đã làm nhiều điều cho Giáo Hội và cho các tôn giáo nói chung. Nếu người ta so sánh tình hình Giáo Hội Việt Nam ít lâu sau 1975 và tình hình hiện nay, người ta có thể xác nhận đã có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức toàn cầu  về thương mại, đã trở thành hội viên của nhiều định chế quốc tế và từ nay phải thi hành những công ước quốc tế về nhân quyền. Điều hiện nay còn phải làm là hoàn tất việc bình thường hóa tình trạng liên quan đến tôn giáo. Chính quyền hiện đang sửa soạn một nghị định mới về tôn giáo. Nhưng nếu trong tình trạng bình thường, người ta không cần tới nghị định này. Hiện nay đã có đủ: phải đối xử với những người Công Giáo, những người không Công Giáo, những Phật tử và tất cả mọi người khác như những công dân! Chúng ta đã có một bộ Dân Luật và mọi người phải được đối xử theo luật lệ. Tôi không nói là phải làm ngay mọi sự. Nhưng chúng ta phải hướng về việc thực hiện tình trạng đó. Nếu chúng ta đạt tới, lúc đó chúng ta mới có thể nói đã có tự do tôn giáo đích thực.
E. A : Trong những năm 1978-79, Tổng Giám Mục Huế, Đức Cha Nguyễn Kim Điền, đã tuyên bố trong một buổi họp công cộng mà Đức Cha được triệu đến: “Hôm nay, những người Công Giáo là những công dân hạng hai…”. Tình trạng này hiện đã thay đổi hay chưa?
GM. NTH : Nếu kể lại tình hình vào thời Đức Cha Điền sau 1975, người ta có thể xác nhận rằng đã có những thay đổi. Hiện nay, những người Công Giáo có thể vào đại học và làm nhiều nghề. Nhưng một số chức vụ vẫn còn được dành riêng cho đảng viên. Trong cuộc sống hàng ngày, còn nhiều điều cần phải thay đổi. Về phiá Công Giáo cũng như về phía Cộng sản, về phiá Giáo hội cũng như về phía chính phủ, việc tốt đã được làm nhưng cần phải được làm tiếp. Đối với mọi người Việt Nam, vô thần cũng như có tín ngưỡng, Phật Giáo cũng như Tin Lành, người thiểu số cũng như người Công Giáo, phải tạo nên một xã hội nhân bản và tân tiến. Chúng tôi phải tiếp tục công việc của chúng tôi để Việt Nam thực sự trở thành một xứ sở cho tất cả mọi công dân không có sự phân biệt nào.
(Bản dịch Việt ngữ do Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân)

Entretien avec Mgr Paul Nguyên Thai Hop, évêque du diocèse de Vinh, au sujet des événements de Con Cuông

Au lendemain des événements survenus dans la communauté catholique de Con Cuông, dont Eglises d’Asie a largement rendu compte, Mgr Paul Nguyên Thai Hop, évêque du diocèse de Vinh et président de la Commission ‘Justice et Paix’ de la Conférence épiscopale du Vietnam, a bien voulu s’entretenir sur ce sujet et quelques autres avec Eglises d'Asie. L’interview ci-dessous a été réalisée à Paris le 8 juillet 2012.

Eglises d'Asie : Excellence, la communauté catholique de Con Cuông où sont survenus les faits dont nous allons parler est désignée dans les textes sous le nom de « Gao Diêm » (‘lieu religieux’). Pouvez-vous nous dire ce que signifie cette appellation ?

Mgr Nguyên Thai Hop :Ce terme se trouve dans quelques décrets publiés dans les années 1990, avant la parution de l’Ordonnance sur la croyance et la religion. On fait une distinction entre les paroisses proprement dites (Giao Xu), les annexes des paroisses (Giao Ho) et ce type de communauté chrétienne qui ne constitue pas encore une unité canonique. En quelque sorte, c’est l’équivalent de ce que la littérature missionnaire autrefois appelait « chrétienté », une communauté chrétienne en phase de constitution.

A l’origine de la plupart des conflits entre les autorités et les communautés catholiques, survenus ces temps derniers, il était question des propriétés spoliées par l’Etat, ou encore des activités sociopolitiques de jeunes catholiques. Rien de tout cela à Con Cuông ! Quelle est donc la raison du déclenchement chez les autorités locales d'un tel déferlement de violence contre un petit groupe de croyants voulant célébrer l’eucharistie ? Cette raison paraît bien mystérieuse…

C’est vrai que tout cela paraît inexplicable. On n’arrive pas à comprendre les motivations profondes des autorités, ni l’esprit qui a guidé leur action. Cependant, on peut avancer certaines raisons. Au Vietnam, il existe des districts qui sont appelés des « districts héroïques » [NDLR : considérés comme ayant été de haut-lieux de la « résistance communiste »]. Pour préserver ce statut d’« héroïsme », ils doivent se soumettre à trois ou quatre critères. L’un des critères est l’absence de religion et de manifestations religieuses sur le territoire du district. Or, précisément, le district de Con Cuông situé au nord-ouest de la province du Nghê An, fait partie de cette catégorie de districts qui ont l’obligation de perpétuer et de préserver une telle tradition d’héroïsme. On peut penser que c’est l'une des raisons de la brutalité du comportement des autorités dans cette affaire. Aussi peut-on parler d’une motivation d’ordre politique, ce qui serait tout à fait plausible dans le Vietnam d’aujourd’hui.

Depuis longtemps, les chrétiens sont présents dans ce district de Con Cuông. A partir de 1970, des prêtres sont venus dans la région pour célébrer la messe et aider les minorités. Voilà deux ans qu’un prêtre se rend régulièrement sur place, le dimanche, pour y célébrer la messe. Quatre requêtes ont déjà été envoyées aux autorités pour demander que soit créée sur place une chrétienté (Giao Diêm). Jusqu’à maintenant, nous n’avons pas reçu de réponse officielle. Mais on nous a fait savoir que le statut de « chrétienté » (Giao Diêm) n’existait plus et qu’il fallait créer une paroisse annexe (Giao Ho). Nous avons déjà envoyé une requête écrite sollicitant la création d’une paroisse annexe, une requête restée elle aussi sans réponse.

Nous ne comprenons pas pourquoi les autorités sont intervenues avec un comportement aussi brutal contre la communauté catholique de Con Cuông. L’année dernière, une mine a explosé devant la chapelle. C’est un acte criminel. Nous avons protesté sans qu’il y ait eu de réaction des autorités civiles et policières.

Cette fois-ci, le 1er juillet 2012, cette brutalité s’est manifestée ouvertement, en quelque sorte officiellement. Cela est inacceptable ! Nous avons toujours cherché à dialoguer, à parler avec les autorités et nous ne comprenons pas pourquoi celles-ci sont allés jusqu’à utiliser des membres de l’armée contre des concitoyens catholiques. Certains se sont demandé pourquoi les militaires, qui jouissent d’un grand pouvoir, ne se préoccupent pas de défendre la souveraineté vietnamienne sur les archipels de Hang Sa et de Truong Sa [Paracels et Spratleys] plutôt que d’utiliser leurs armes contre leurs compatriotes catholiques désarmés. Tout cela est difficile à comprendre.

Face à ce déchaînement de violence, quelle est aujourd’hui l’attitude des catholiques dans votre diocèse ?

Nous voulons vivre dans le dialogue avec les autorités. Nous n’avons pas l’intention d’utiliser l’affaire de Con Cuông pour imposer nos revendications ou calomnier le Parti et le gouvernement. Mais l’affaire du 1er juillet est exceptionnelle ; elle est intolérable pour la majorité les catholiques. Les autorités sont allées trop loin ! Comme on dit chez nous, lorsqu’on dépasse certaines frontières, on se doit de réagir. La patience est une vertu catholique, une vertu humaine. Mais comme tout ce qui est humain, elle a des limites qu’on ne peut impunément dépasser. Tel est le sentiment des catholiques de notre diocèse. Ce qui prime, c’est la solidarité avec nos frères et sœurs catholiques dans une situation difficile. Nous ne voulons pas seulement protester, nous désirons également exprimer cette solidarité et demander justice pour les victimes de cette brutalité.

L’affaire de Con Cuông est-elle totalement isolée ou existe-t-il, dans votre diocèse, des régions où des faits du même type pourraient avoir lieu ?

Dans mon diocèse, il y a trois provinces, Nghê An, Ha Tinh et Quang Binh. Il y a maintenant deux ans, au Quang Binh, dans le village de Tam Toa, se sont déroulés des faits aussi violents que ceux de Cong Cuông aujourd’hui. La violence, je ne sais pourquoi, s’est déplacée maintenant dans la province du Nghê An. C’est là que sont survenus les événements intolérables de Con Cuông. Heureusement, dans les deux autres provinces, il n’y a pour le moment aucun conflit similaire. Lors des dernières fêtes de Noël, un haut fonctionnaire gouvernemental est venu de Hanoi pour nous transmettre les vœux du gouvernement pour un joyeux Noël et nous adresser ses propres félicitations. Il nous a demandé : « Quelle est la situation dans le diocèse de Vinh ? » Je lui ai répondu que dans mon diocèse, il y avait trois provinces et que chacune avait sa particularité. On ne peut les comparer l’une à l’autre ; chacune possède sa couleur, sa lumière, son originalité propre. Mais s’il fallait faire un choix, je préférerais les couleurs des provinces de Ha Tinh et de Quang Binh. Plus tard, un fonctionnaire du Nghê An m’a demandé : « Pourquoi n’avoir pas choisi le Nghê An ? » Je lui ai répondu : « Dans mon diocèse, il y a trois provinces. J’en préfère deux, cela peut se comprendre ! »

Vous présidez la Commission ‘Justice et Paix’, créée par la Conférence épiscopale du Vietnam il y a tout juste un an et demi. Il est trop tôt sans doute pour faire le bilan de son action. Mais y a-t-il concurrence ou désaccord entre la doctrine sociale de l’Eglise et l’idéologie en vigueur au Vietnam aujourd’hui ?

Effectivement, il y a très peu de temps que notre commission a entamé sa mission. En l’espace d’un an et demi, nous n’avons pas fait beaucoup de choses, à cause de nos limites personnelles, mais aussi parce que la situation sociopolitique ne nous permettait pas de faire ce que nous pensions et ce que nous voulions. Nous considérons la diffusion et l’application de la doctrine sociale de l’Eglise comme une manière d’évangéliser le monde. Le pape Jean Paul II l’a dit : « La doctrine sociale de l’Eglise n’est pas la troisième voie entre le capitalisme d’une part et le marxisme d’autre part. » Le pape Benoît XVI a ajouté que l’Eglise ne remplaçait pas l’Etat dans ses fonctions, mais qu’elle pouvait apporter sa contribution et dialoguer avec le gouvernement dans le but de servir les hommes. Nous devons en effet évangéliser et servir les hommes de notre temps. Le pape Benoît XVI a demandé aux évêques vietnamiens de collaborer et de dialoguer franchement avec l’Etat. Mais notre vocation évangélique nous oblige à privilégier ce qui est conforme à la vérité, ce qui est utile au service du pays et conforme aux droits de l’homme. C’est pourquoi nous sommes partisans du dialogue, un dialogue qui est très intéressant mais qui est loin d’être simple et facile.

La dernière publication de votre commission est un rapport intitulé « Considérations sur la situation générale du pays ». Il mentionne l’évolution positive du pays depuis quelques années surtout sur le plan économique. Mais il souligne de nombreux aspects négatifs de la société actuelle. N’est-il pas trop pessimiste ?

Merci de votre observation. Certaines remarques sont en effet un peu pessimistes bien que moi-même, je sois de tempérament optimiste. Mais il faut être clair. Regardons l’histoire du Vietnam de ces quarante dernières années. Depuis 1975 jusqu’à 1990, la situation a été difficile, particulièrement dans les années 1980. A cette époque, il y a eu beaucoup de difficultés et surtout pour les catholiques. Puis, dans la période qui va de 1990 à 2008-2009, la situation a changé. La politique du « dôi moi » (‘changement’) a peu à peu gagné du terrain et renouvelé le pays dans tous les domaines. Cela est indéniable. Mais, ces dernières années, il y a eu un net ralentissement du progrès. La société civile et la société politique ont, elles aussi, connu un recul. Ce n’est pas moi qui suis pessimiste, mais la situation qui est mauvaise. La situation sociopolitique est préoccupante. Je ne suis pas seul à le penser. On entend le même son de cloche même chez les intellectuels communistes, à l’Assemblée nationale où ont été prononcées de nombreuses déclarations importantes sur ce sujet. C’est pourquoi, par ce rapport, notre commission a voulu faire entendre la voix de la critique, mais une critique constructive, désireuse de voir le pays prendre la route d’un véritable développement. Le développement économique doit être lié au développement social et humain.

Aujourd’hui, au Vietnam, le combat pour la sauvegarde de la souveraineté vietnamienne sur l’ensemble de son territoire et contre la volonté expansionniste de son grand voisin du Nord est mené par beaucoup de monde, y compris par les catholiques. Vous vous êtes vous-même exprimé sur ce sujet à plusieurs reprises. Pensez-vous que ce combat fasse partie de votre mission de pasteur ?

Le concile Vatican II, dans la constitution pastorale sur l’Eglise dans le monde de son temps, a déclaré : « Les joies et les espoirs, les tristesses et les angoisses des hommes de ce temps, des pauvres surtout et de tous ceux qui souffrent, sont aussi les joies et les espoirs, les tristesses et les angoisses des disciples du Christ, et il n’est rien de vraiment humain qui ne trouve un écho dans leur cœur. » Nous somme à la fois disciples du Christ et les enfants d’un peuple, nous sommes Vietnamiens et chrétiens. Le Vietnam est le peuple que Dieu nous a donné pour devenir véritablement humain, pour y être citoyen et chrétien. C’est pourquoi les joies et les tristesses de notre pays sont nos joies et nos peines, à nous chrétiens. Ainsi, avec les autres citoyens, catholiques, non catholiques, et même marxistes, nous voulons manifester notre préoccupation concernant une situation très dangereuse pour le destin du pays. C’est dans cet esprit que le club « Paul Nguyên Van Binh » à Saigon, a organisé deux forums sur la question de la souveraineté vietnamienne en Mer orientale. Le premier forum a rencontré beaucoup de difficultés mais a pu avoir lieu. Les conférenciers n’étaient pas seulement catholiques, il y avait aussi des non-catholiques, des marxistes ou non marxistes. Bien que nous ayons eu beaucoup de difficultés pour organiser ce colloque, c’était pourtant un service gouvernemental qui avait financé la publication des textes des interventions. Le deuxième forum devait se tenir sur le thème de la « Justice et paix en Mer orientale ». Malheureusement, il n’a pu avoir lieu, mais je pense que l’on pourra publier les textes prévus. Ce combat constitue pour nous un devoir à l’égard de notre peuple, à l’égard de nos ancêtres. Nous accomplissons ce devoir avec des intellectuels du pays, des catholiques ou non catholiques, des communistes ou non communistes. C’est le devoir de tous les Vietnamiens face aux difficultés et aux menaces qui pèsent sur l’indépendance de notre pays.

Dans le rapport de la Commission ‘Justice et Paix’ sur la situation générale du pays, il est question de la liberté religieuse. On y mentionne les nombreux textes législatifs parus sur ce sujet et on conclut – je caricature un peu – que la liberté de religion ne pourra vraiment exister que lorsqu’il n’y aura plus de lois sur ce sujet.

Il faut reconnaître que le gouvernement a beaucoup fait, autant en faveur de l’Eglise qu’en faveur des religions en général. Si l’on fait la comparaison entre la situation de l’Eglise au Vietnam peu après 1975 et celle qui existe aujourd’hui, on peut constater qu’il y a eu beaucoup de progrès. Le Vietnam est entré dans l’Organisation mondiale du commerce, est devenu membre de nombreuses institutions internationales et est désormais tenu d’appliquer les conventions internationales sur les droits de l’homme. Il reste maintenant à achever la normalisation de la situation en ce qui concerne la religion. On est en train aujourd’hui de préparer un nouveau décret sur la religion. Mais si la situation était normale, on n’aurait pas besoin de ce décret. Cela suffit maintenant : il faut traiter les catholiques, les non-catholiques, les bouddhistes et tous les autres comme des citoyens ! Nous avons déjà un Code civil et tout le monde doit être traité selon la loi. Je ne dis pas que cela pourra se faire tout de suite. Mais c’est vers ce genre de situation que nous devons tendre. Si nous y parvenons, on pourra dire alors qu’il y a une véritable liberté religieuse.

Dans les années 1978-79, l’archevêque de Huê, Mgr Nguên Kim Diên, avait déclaré lors une réunion publique où il avait été convoqué : « Aujourd’hui, les catholiques sont des citoyens de seconde zone… ». La situation a-t-elle changé aujourd’hui ?

Si l’on se reporte à la situation de l’époque de Mgr Diên après 1975, on ne peut que constater qu’il y a eu des changements. Aujourd’hui, les catholiques peuvent entrer à l’université et exercer beaucoup de professions. Mais quelques fonctions restent encore réservées aux membres du Parti. Dans la vie de tous les jours, il reste encore beaucoup de choses à changer. Du côté catholique comme du côté communiste, du côté de l’Eglise comme du côté du gouvernement, on a déjà fait du bon travail mais ce travail doit être poursuivi. Pour tous les vietnamiens, les athées comme les croyants, les bouddhistes comme les protestants, les minorités ethniques comme les catholiques, il faut créer une société humaine et moderne. Il nous faut donc continuer notre travail pour que le Vietnam devienne vraiment un pays pour tous les citoyens sans distinction.

(Source: Eglises d’Asie, 9 juillet 2012)
----------------------------------------------


Mời tham khảo thêm bản dịch của Peter Nguyễn Tấn, dịch từ bản tiếng Anh

Hỏi: Đâu là lý do của sự tấn công bởi chính quyền địa phương như là làn sóng bạo lực nhắm vào một nhóm nhỏ những tín hữu là những người chỉ ước mong được cử hành Thánh Lễ?

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp:Thật sự mà nói rằng điều đó hoàn toàn không thể giải thích được. Người ta không thể hiểu được những lý do sâu xa của chính quyền hoặc ý định nào đã hướng dẫn họ hành động như thế. Tuy nhiên, một vài lý do có thể kể ra đây. Ỡ Việt Nam có những huyện gọi là những “huyện anh hùng” [đưọc xem như là nôi của “phong trào Cộng sản”]. Để bảo vệ vị thế “chủ nghĩa anh hùng” này, họ phải theo đuổi ba hoặc bốn tiêu chuẩn. Một trong những tiêu chuẩn này là sự vắng bóng tôn giáo và thực hành tôn giáo trong địa bàn huyện. Trong thực tế, huyện Con Cuông nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, hình thành một phần của tiêu chuẩn của những huyện có nghĩa vụ phát huy và bảo vệ truyền thống anh hùng. Người ta có thể nghĩ rằng đây là một trong những lý do của tính tàn bạo của những hành vi của chính quyền trong vụ việc này. Người ta cũng có thể nói đến động cơ của sự ổn định chính trị, là điều có vẻ hợp lý trong xã hội Việt Nam hôm nay.

Các Kitô hữu đã hiện diện tại huyện Con Cuông từ lâu. Bắt đầu năm 1970, các linh mục đến địa phương để cử hành Thánh Lễ và để giúp đỡ người thiểu số. Một linh mục đến nơi đó thường xuyên vào ngày Chúa nhật để cử hành Thánh Lễ.

Chúng tôi không hiểu được tại sao nhà chức trách lại can thiệp một cách dã man như vậy với giáo điểm Con Cuông. Năm ngoái một trái mìn phát nổ ngay trước nhà nguyện. Đó là một hành động tội ác. Chúng tôi phản đối tuy nhhiên không có phản ứng nào từ phía chính quyền dân sự hoặc giới chức công an.

Chúng tôi muốn sống trong đối thoại với chính quyền. Chúng tôi không có ý định dùng sự việc Con Cuông để áp đặt các yêu sách của chúng tôi hoặc để phỉ báng Đảng và chính quyền. Nhưng sự việc ngày mồng một tháng Bảy là ngoại lệ, nó không thể nào chấp nhận được đối với đa số người Công giáo. Nhà cầm quyền đã đi quá xa! Như chúng tôi thường nói với nhau, khi một vài giới hạn đã vượt qua, chúng ta phải phản ứng. Kiên nhẫn là một nhân đức Công giáo, một đức tính nhân bản. Tuy nhiên, vì mọi việc mang tính chất con người, nó có những giới hạn của nó mà không thể vượt qua mà không bị trừng phạt. Đó là cảm nghĩ của những người Công giáo trong giáo phận chúng tôi. Trong hoàn cảnh khó khăn ưu tiên là tình liên đới với anh chị em Công giáo trong giáo phận chúng tôi. Chúng tôi không chỉ muốn phản đối, chúng tôi còn muốn bày tỏ tình liên đới này và đòi hỏi công lý cho những nạn nhân của sự tàn bạo này.

Hỏi: Sự kiện ở Con Cuông có phải là hoàn toàn riêng lẻ hay là trong giáo phận của Đức cha còn có những sự kiện tương tự như vậy xảy ra?

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Hai năm trước, ở Quảng Bình, tại làng Tam Tòa, cũng đã xảy ra sự kiện bạo động như những việc đã xảy ra ở Con Cuông. Bạo lực, tôi không biết tại sao bây giờ lại lan đến tỉnh Nghệ An. Những sự kiện không thể chấp nhận được ở Con Cuông lại xảy ra nơi đó. May mắn thay, vào lúc này ở những tỉnh khác, không có những vụ xung đột tương tự. Vào dịp lễ Giáng Sinh năm ngoái, một viên chức cao cấp của chính quyền từ Hà Nội đến chúc mừng chúng tôi Giáng Sinh Hạnh Phúc và phát biểu những lời chúc tốt đẹp của chính ông ta.

Hỏi: Đức cha là chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thiết lập bởi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam một năm rưỡi qua.

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Thực ra, Ủy ban của chúng tôi chỉ mới bắt đầu sứ vụ của mình một thời gian ngắn vừa qua. Trong khoảng một năm rưỡi, chúng tôi chưa thực hiện được nhiều điều, bởi vì những giới hạn nhân sự và cũng bởi vì hoàn cảnh chính trị-xã hội không cho phép chúng tôi thực hiện những gì chúng tôi nghĩ và chúng tôi mong muốn. Chúng tôi xem việc phổ biến và thực hành Học Thuyềt Xã Hội của Giáo Hội như là phương thức để phúc âm hóa thế giới. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội không phải là một giải pháp thứ ba giữa tư bản một phía và chủ nghĩa Marx ở một phía kia.” Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã thêm vào và cho rằng Giáo hội không thay thế nhiệm vụ của chính quyền, nhưng có nhiệm vụ cộng tác và đối thoại với chính quyền với mục đích phục vụ con người. Chúng tôi phải phúc âm hóa và phục vụ con ngưòi của thời đại của chúng tôi. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng đã yêu cầu các giám mục Việt nam cộng tác và đối thoại thẳng thắn với nhà nước. Tuy nhiên, ơn gọi truyền giáo của chúng tôi đòi buộc chúng tôi ưu tiên tôn trọng sự thật, trở nên hữu ích trong việc phục vụ quốc gia và đồng thuận với nhân quyền. Do đó chúng tôi là thành phần của đối thoại, một cuộc đối thoại rất thú vị nhưng nó cũng không đơn giản và dễ dàng chút nào.

Hỏi: Ấn hành mới nhất do Ủy Ban của Đức cha là một bản phúc trình mang tựa đề “Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay.” Đức cha đề cập đến biến đổi tích cực của quốc gia trong những năm qua đặc biệt trên lãnh vực kinh tế. Tuy nhiên, Đức cha cũng nhấn mạnh đến nhiều khía cạnh tiêu cực của xã hội hôm nay.

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp : Nào chúng ta hãy nhìn vào tlịch sử Viêt Nam trong hơn 40 năm qua, Từ năm 1975 cho dến năm 1990, tình trạng khó khăn, đặc biệt vào thập niên 80. Vào lúc đó, có quá nhiều khó khăn, đặc biệt cho người Công giáo. Rồi, vào thời kỳ từ 1990 cho đến 2008-2009, hoàn cảnh thay đổi. Chính sách đổi mới từ từ đạt được những tiến bộ và thay đổi đất nước trên mọi lãnh vực. Điều này không thể chối cãi được. Tuy nhiên, trong những năm qua, đã cho thấy rõ ràng tiến trình thay đổi đã chậm lại. Xã hội dân sự và xã hội chính trị cũng đã gặp phải sự đình trệ. Không phải tôi là người bi quan, nhưng vì tình trạng tồi tệ. Hiện trạng xã hội-chính trị đáng lo ngại. Tôi không phải là người duy nhất nghĩ điều này. Do đó, với bản nhận định này Ủy Ban của chúng tôi mong muốn tiếng nói phản biện được lắng nghe, nhưng là một phê bình xây dựng, mong muốn được thấy quốc gia cương quyết chọn con đường phát triển đích thực. Phát triển kinh tế phải liên kết với phát triển xã hội và phát triển nhân bản.

Hỏi: Ngày nay cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Việt Nam được ủng hộ bởi nhiều người kể cả những người Công giáo. Chính Đức cha cũng đã nói đến điều này một vài lần. Đức cha có nghĩ rằng cuộc chiến này cũng là một phần của sứ vụ mục tử của Đức cha?

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Trong Hiến Chế về Hội Thánh trong thế giới hôm nay, Công Đồng Vatican II tuyên bố: “Vui mừng và hy vọng, đau buồn và âu lo của con người hôm nay, của những người nghèo và những người khổ đau, cũng là vui mừng và hy vọng, đau buồn và âu lo của những người môn đệ của Chúa Kitô và con cái của đất nước; chúng tôi là những người Việt Nam và là Kitô hữu. Việt Nam là đất nước mà Chúa đã trao cho chúng tôi để thực sự trở nên con người, và trở nên một công dân và là Kitô hữu trong đất nước ấy. Bởi vậy, cùng với những công dân khác, Công giáo, không-Công giáo và kể cả những người Mácxít nữa, chúng tôi muốn bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi liên quan đến tình trạng rất nguy hiểm đối với vận mệnh của quốc gia.

Hỏi: Vấn đề tự do tôn giáo trong bản nhận định của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình về tình trạng tổng quát của quốc gia.

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi muốn ghi nhận rằng chính quyền đã thực hiện nhiều điều, vì thiện ý đối với Giáo Hội cũng như với tôn giáo nói chung. Nếu làm một cuộc so sánh giữa tình trạng của Giáo Hội ở Việt Nam không bao lâu sau năm 1975 và với tình trạng hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng đã có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, Việt Nam đã trở nên thành viên của nhiều định chế quốc tế, và bây giờ Việt Nam bắt buộc phải thi hành những quy ước quốc tế về nhân quyền. Vấn đề còn lại là đạt cho được việc bình thường hóa tình trạng liên quan đến tôn giáo. Hiện nay một Nghị Định về tôn giáo đang được soạn thảo. Tuy nhiên, nếu tình trạng đã là bình thường, thì chẳng cần đến Nghị Định này. Cần phải đối xử những người Công giáo, không-Công giáo, Phật Tử và tất cả những người khác như là công dân! Chúng tôi đã có luật dân sự và mỗi người phải được đối xử chiếu theo pháp luật. Tôi không nói rằng điều này có thể thực hiện tất cả trong cùng một lúc. Nhưng chúng tôi cần phải nhắm tới tình trạng này. Nếu chúng tôi thành công, thì lúc đó chúng tôi có thể nói rằng thực sự có tự do tôn giáo.

-----------------------------

The Suffering Church in Vietnam

Bishop Paul Nguyen Thai Hop of Vinh on an Attack Against Catholics at Mass

ROME, JULY 12, 2012 (Zenit.org).- After the incidents in the Catholic community of Con Cuong, Bishop Paul Nguyen Thai Hop of the diocese of Vinh and president of the Justice and Peace Commission of the Episcopal Conference of Vietnam, gave an interview in Paris to the Eglises d’Asie agency to comment on the incidents and other subjects.

On July 1 what Asia News described as “a group of thugs linked to the Vietnam Patriotic Front,” attacked a group of Catholics gathered in a house of prayer in Con Cuong district - Nghe An province, Vinh Diocese, as they gathered to celebrate Mass on Sunday. It was just the latest in a series of attacks that started last November.
The bishop spoke to the agency July 8.
Q: What is the reason for the unleashing by the local authorities of such a wave of violence against a small group of believers who wished to celebrate the Eucharist?
Bishop Nguyen Thai Hop: It’s true that all this seems inexplicable. One cannot understand the profound reasons of the authorities or the spirit that has guided their action. However, certain reasons can be put forth. In Vietnam there are districts called “heroic districts” [regarded as places of “Communist resistance”]. To preserve this status of “heroism,” they must follow three or four criteria. One of the criteria is the absence of religion and religious practices in the district’s territory. In fact, the district of Con Cuong, situated in the northeast of the province of Nghe An, forms part of this category of districts which have the obligation to perpetuate and preserve the tradition of heroism. One can think that this is one of the reasons for the brutality of the behavior of the authorities in this matter. One can also speak of a motivation of a political order, which would be plausible in today’s Vietnam.
Christians have been present in the district of Con Cuong for a long time. Beginning in 1970, priests came to the region to celebrate Mass and to help the minorities. A priest goes regularly to the place on Sunday to celebrate Mass.
We don’t understand why the authorities have intervened with such brutal behavior against the Catholic community of Con Cuong. Last year a mine exploded in front of the chapel. It was a criminal act. We protested but there was no reaction from the civil or police authorities.
We want to live in dialogue with the authorities. We have no intention to use the matter of Con Cuong to impose our claims or slander the Party and the government. But the incident of July 1 is exceptional; it is intolerable for the majority of Catholics. The authorities have gone too far! As we say among ourselves, when certain limits are exceeded, we must react. Patience is a Catholic virtue, a human virtue. However, as everything that is human, it has its limits which cannot be exceeded with impunity. Such is the feeling of Catholics of our diocese. In a difficult situation what takes priority is solidarity with our Catholic brothers and sisters in our diocese. We don’t’ just want to protest, we also want to express this solidarity and ask for justice for the victims of this brutality.
Q: Is the incident in Con Cuong completely isolated or are there in your diocese regions where incidents of the same sort could take place?
Bishop Nguyen Thai Hop: There are three provinces in my diocese: Nghe An, Ha Tinh and Quang Binh. Two years ago, in Quang Binh, in the village of Tam Toa, there were violent incidents such as those in Cong Cuong. The violence, I know not why, has now spread to the province of Nghe An. There the intolerable incidents of Con Cuong have taken place. Fortunately, in the other provinces, there are no similar conflicts for the time being. In the last Christmas celebrations, a top government official came from Hanoi to wish us a Happy Christmas from the government and to express his own good wishes.
Q: You preside over the Justice and Peace Commission created by the Episcopal Conference of Vietnam a year and a half ago.
Bishop Nguyen Thai Hop: Indeed, our Commission began its mission a short time ago. In the space of a year and a half, we haven’t done many things, because of our personal limitations but also because the socio-political situation did not allow us to do what we thought and wished to do. We regard the spread and implementation of the Social Doctrine of the Church as a way of evangelizing the world. Pope John Pal II said: “The Social Doctrine of the Church is not the third way between capitalism on one hand and Marxism on the other.” Pope Benedict XVI has added that the Church does not replace the State in its functions, but that she could make her contribution and dialogue with the government with the objective of serving men. We must evangelize and serve the men of our time. Pope Benedict XVI has asked the Vietnamese bishops to collaborate and dialogue frankly with the State. However, our evangelical vocation obliges us to privilege what is in keeping with truth, what is useful to the service of the country and in agreement with human rights. That is why we are partisans of dialogue, a dialogue that is very interesting but that is far from being simple and easy.
Q: The latest publication of your Commission is a report entitled “Considerations on the General Situation of the Country.” You mention the positive evolution of the country over the past few years especially on the economic plane. However, you stress numerous negative aspects of present-day society.
Bishop Nguyen Thai Hop: Let’s look at the history of Vietnam over the last 40 years. From 1975 to 1990, the situation was difficult, especially in the 80s. At that time, there were many difficulties, especially for Catholics. Then, in the period from 1990 to 2008-2009, the situation changed. The policy of doi moi (change) little by little gained ground and renewed the country in all areas. This is undeniable. However, in these last years there has been a clear slowing down of progress. The civil society and the political society have also experienced a slump. It’s not that I’m a pessimist, but that the situation is bad. The socio-political situation is worrying. I’m not the only one who thinks this. That is why, for this report our Commission wished to make the voice of criticism heard, but a constructive criticism, desirous of seeing the country undertake the path of real development. Economic development must be linked to social and human development.
Q: Today in Vietnam the battle for safeguarding Vietnamese sovereignty is supported by many people including the Catholics. You yourself have spoken about this several times. Do you think that this battle is part of your mission as a pastor?
Bishop Nguyen Thai Hop: In the pastoral Constitution on the Church in the world of its time, Vatican Council II declared: “The joys and hopes, the sadnesses and anxieties of men of this time, of the poor and of all those who suffer, are also the joys and hopes, the sadnesses and anxieties of the disciples of Christ, and there is nothing really human that does not find an echo in his heart.” We are at the same time disciples of Christ and children of a nation; we are Vietnamese and Christians. Vietnam is the nation that God has given us to be really human, to be in it a citizen and a Christian. Hence, with the other citizens, Catholics, non-Catholics and also Marxists, we want to manifest our concern regarding the very dangerous situation for the country’s destiny.
Q: The issue of religious liberty is in the report of the Justice and Peace Commission on the general situation of the country.
Bishop Nguyen Thai Hop: We must acknowledge that the government has done much, both in favor of the Church as well as in favor of religion in general. If a comparison is made between the situation of the Church in Vietnam shortly after 1975 and the one that exists today, we can see that there has been much progress. Vietnam has entered the World Trade Organization, it has become a member of numerous international institutions, and is now obliged to implement international conventions on human rights. What is left is to arrive at the normalization of the situation in regard to religion. Currently a new decree on religion is being prepared. However, if the situation were normal, there would be no need for this decree. It is necessary to treat Catholics, non-Catholics, Buddhists and all others as citizens! We already have a civil code and everybody must be treated according to the law. I don’t say that this can be done all at once. But we must tend to this kind of situation. If we succeed, then we will be able to say that there is real religious liberty.
[Translation by ZENIT]