Lễ an táng cha Antôn Phạm Đình Phùng

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

7 giờ sáng ngày 01/6/2012 tại nhà thờ giáo xứ Thuận Nghĩa đã diễn ra lễ an táng cha Antôn Phạm Đình Phùng. Thánh lễ do ĐGM giáo phận Vinh Phaolo Nguyễn Thái Hợp chủ sự, với sự đồng tế của ĐGM Phaolo Cao Đình Thuyên và đông đảo linh mục trong giáo phận. Sau đây là hình ảnh buổi lễ đó.

                                  >> Xem chi tiết tại đây

       Bài liên quan: >> Suy niệm về sự chết
                             >> Bài giảng lễ an táng cha Anton Phạm Đình Phùng
                             >> Hình ảnh đón thi hài cha Anton PĐP
                         

Lời kinh danh Chúa Giêsu

Nếu có ai hỏi tôi về cách tôi cầu nguyện, câu trả lời đơn giản là: Tôi đọc lời kinh Giêsu. Những ai đã từng nghe nói về câu chuyện của người hành hương Nga sẽ hiểu điều tôi muốn nói. Lời kinh đó bao gồm việc đọc đi đọc lại câu: “Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Tôi đã cầu nguyện như thế suốt 40 năm qua, và đã trở nên quá quen thuộc đến đỗi lời kinh tự động phát ra những khi tôi không bận rộn hay không suy nghĩ gì. Thỉnh thoảng, việc này hầu như máy móc, chỉ lặp đi lặp lại, nhưng có lúc nó huy động tất cả sức lực và trở nên mãnh liệt vô cùng.

Tôi hiểu lời cầu này theo cách của riêng tôi. Khi đọc “Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa”, tôi ôm trọn cả trời và đất vừa biểu lộ chính Người cho toàn thể nhân loại theo nhiều cách, dưới nhiều tên gọi và hình thức khác nhau. Tôi nhận thức rằng Ngôi Lời soi sáng mọi người trong thế gian, cho dẫu con người không nhận ra Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hiện diện trong từng người, nơi thẳm sâu linh hồn họ. Vượt ra khỏi phạm vi của ngôn từ và tư tưởng, của dấu hiệu và biểu tượng, Ngôi Lời được nói một cách thầm lặng trong mọi tâm hồn, mọi nơi và mọi lúc. Con người có thể hoàn toàn không nhận ra hay cố ý phớt lờ, nhưng bất cứ ở đâu hay bất cứ lúc nào, nếu có ai nghe theo tiếng gọi của sự thật, tình yêu và lòng tốt, tiếng gọi của những đòi hỏi công lý, quan tâm đến tha nhân, hay chăm sóc những người thiếu thốn, thì họ đang đáp lại tiếng gọi của Ngôi Lời. Cũng vậy, khi có ai đi tìm chân thiện mỹ trong khoa học, triết học, nghệ thuật hay thi ca, thì họ đang làm theo sự linh hứng của Ngôi Lời.

Tôi tin rằng Ngôi Lời đã làm người nơi Ðức Giêsu Nadarét; trong Người chúng ta có thể thấy hình thức người của Ngôi Lời, với Người chúng ta có thể cầu nguyện và nhờ Người chúng ta có được mối tương giao yêu thương. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Người tỏ mình ra cho chúng ta bằng những danh xưng và hình thức khác nhau. Ðiều có thể tính đếm được thì lại quá ít so với điều không thể tính đếm, đó là lời đáp trả trước huyền nhiệm được dấu kín trong mỗi tâm hồn. Huyền nhiệm hiện diện nơi mỗi người một khác và chờ đợi câu trả lời của chúng ta qua đức tin, đức cậy và lòng mến.

Khi đọc “xin thương xót con là kẻ tội lỗi”, tôi tự liên kết chính mình với tất cả nhân loại từ khởi nguyên của thế giới, những kẻ đã kinh nghiệm về sự xa lìa Thiên Chúa và chân lý vĩnh hằng. Là người, tôi nhận thức rằng tất cả chúng ta đều xa lìa Thiên Chúa, xa lìa cội nguồn của mình. Chúng ta vừa lưu lạc trong thế giới của bóng mờ, vừa lẫn lộn giữa dáng dấp bên ngoài của con người và sự vật với thực tại của nó. Nhưng sự vật thường xuyên gây áp lực đòi chúng ta phải thoát ra khỏi bóng mờ để chạm mặt với thực tại, với sự thật và ý nghĩa nội tại của cuộc sống chúng ta, để tìm gặp Thiên Chúa hay bất cứ danh xưng nào mà chúng ta gọi huyền nhiệm đang bao phủ chúng ta.

Vì thế, tôi đọc lời kinh Giêsu để cầu xin được giải phóng khỏi ảo ảnh của thế giới này, khỏi vô vàn cảnh hư ảo và phỉnh lừa đang bao vây quanh tôi. Tôi tìm thấy nơi Giêsu danh xưng mở rộng lòng trí tôi. Tôi xác tín rằng mỗi người chúng ta đều có ngọn đèn và người hướng đẫn bên trong sẽ đưa dẫn chúng ta vượt qua bóng mờ và ảo ảnh đang vây bọc chính mình, và mở rộng lòng trí chúng ta trước chân lý. Ðiều đó có thể xảy ra từng ngày, từng ngày một, qua nghệ thuật, triết học và khoa học, hay thông thường qua các biến cố cũng như cuộc gặp gỡ giữa những con người với nhau. Bản thân tôi nghiệm thấy rằng nguyện ngắm sớm chiều là phương cách trực tiếp và tối ưu nhất để liên lạc với thực tại. Trong nguyện ngắm tôi cố gắng vượt qua thế giới giác quan bên ngoài, thế giới tư tưởng bên trong, để lắng nghe tiếng nói từ bên trong vốn là tiếng vọng của Ngôi Lời đến từ thinh lặng, an tịnh, khi mọi hoạt động của cơ thể và tâm trí ngừng nghỉ. Nhờ thế, trong thinh lặng tôi cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa, và cố gắng giữ nguyên cảm nghiệm đó suốt ngày. Trên xe buýt, tàu hỏa hay trên máy bay, trong công việc, nghiên cứu hay khi liên lạc chuyện trò với người khác, tôi cố gắng nhận ra sự hiện diện này trong mọi người, nơi mỗi vật. Và lời kinh Giêsu giữ tôi trong sự hiện diện đó.

Vì thế, đối với tôi cầu nguyện là thể nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi tình huống: ồn ào, xáo trộn, bệnh tật, đớn đau và chết chóc, cũng như bình an, vui mừng, thân thiện, cả trong cầu nguyện và thinh lặng sự hiện diện của người luôn luôn có đó. Với tôi, lời kinh Giêsu là phương thế để sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa.

Tôi nhận thấy thật là thuận lợi khi tuân thủ 4 bước của truyền thống cầu nguyện thời Trung cổ: đọc sách, suy gẫm, cầu nguyện và chiêm ngưỡng. Hầu hết mọi người cần chuẩn bị cầu nguyện bằng đọc sách. Ðọc Kinh thánh là cách truyền thống, nhưng không phải để tìm kiếm thông tin, mà với sự chú ý lắng nghe, nhằm thưởng thức như khi chúng ta đã đọc thơ. Vì lý do này mà tôi thích bản Kinh thánh duyệt lại (The Revised Verion of the Bible), là bản bảo tồn được truyền thống phong phú, giàu chất thơ của Anh ngữ.

Tiếp theo sau đọc sách là suy gẫm, nhằm ôn lại những điều đã đọc, đào sâu ý nghĩa và khắc ghi trong lòng; như Ðức Maria hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Ðó là suy gẫm theo truyền thống: vừa khám phá ý nghĩa đạo đức và biểu tượng của bản văn, vừa đem ra áp dụng trong đời sống riêng của mình. Ý nghĩa của biểu tượng vượt ra ngoài ngôn từ và thiết thân đến đời sống của cá nhân, của Giáo hội và của thế giới. Sẽ là một thiếu sót lớn lao khi mà ngày nay chúng ta có được sự hiểu biết sâu xa về nghĩa văn tự, lại lãng quên ý nghĩa phong phú và thâm thúy của biểu tượng muốn hướng chúng ta đến chân lý tối hậu vốn là điều mà Kinh thánh biểu lộ.

Kế tiếp là cầu nguyện (bằng lời). Sự hiểu biết về ý nghĩa sâu xa của bản văn tùy thuộc vào khả năng tâm linh của chúng ta, và điều này có được nhờ cầu nguyện. Cầu nguyện là mở rộng con tim và tâm trí cho Thiên Chúa, tức là vượt ra khỏi lý trí để tự cởi mở trước thực tại siêu nhiên, điều mà mọi ngôn từ và mọi tư tưởng đang nhắm đến. Ðiều này đòi hỏi một sự hiến thân - phó thác. Chừng nào mà chúng ta còn ở trong tầm mức của lý trí, thì chúng ta sẽ bị chi phối bởi cái tôi, tính tự lập và lý trí của mình. Chúng ta có thể khai thác mọi thứ hỗ trợ cho việc cầu nguyện như sách chú giải và những hướng dẫn thiêng liêng, nhưng chừng nào mà cái tôi còn ở vị thế chỉ huy, thì chúng ta vẫn còn bị giam hãm bởi lý trí với những quan niệm và phán đoán của nó. Chỉ khi nào chúng ta từ bỏ cái tôi, bản ngã độc lập của mình, và trở về với Thiên Chúa - Ðấng Chí Linh, thì chúng ta mới có thể đón nhận được ánh sáng, là điều mà chúng ta cần để hiểu được ý nghĩa sâu xa của Kinh thánh. Ðó là tiến trình đi từ cầu nguyện đến sự thâm hiểu, từ khái niệm mông lung đến sự nắm bắt mầu nhiệm bằng trực giác.

Ðến đây, chúng ta chuyển qua giai đoạn chiêm ngưỡng. Chiêm ngưỡng là đích điểm của đời sống Kitô hữu. Ðó chính là sự hiểu biết bằng tình yêu. Thánh Phaolô thường cầu nguyện cho môn đệ người có được kiến thức và am hiểu huyền nhiệm Ðức Kitô. Huyền nhiệm Ðức Kitô là chân lý tối hậu, là thực tại mà con người khao khát. Và huyền nhiệm này được cảm nhận bằng tình yêu. Yêu là ra khỏi chính mình, là hiến mình, là để cho chân lý và thực tại điều khiển mình. Yêu thì không giới hạn nơi một con người hay một vật thể nào, nhưng vươn ra tới vô tận và vĩnh hằng. Ðó là chiêm ngưỡng. Chiêm ngưỡng không phải là thành tựu đạt được do chúng ta, mà là ơn ban cho chúng ta khi chúng ta ra đi. Chúng ta cần phải từ bỏ mọi thứ : ngôn từ, ý niệm, hy vọng, lo sợ hay tất cả sự quyến luyến với chính mình hay bất cứ tạo vật trần thế nào, và để cho huyền nhiệm thiên linh chiếm hữu cuộc đời chúng ta. Tình trạng này giống như sự chết hay một dạng của nó. Ðó là cuộc chạm trán với bóng tối, vực thẳm và trống rỗng. Ðối đầu với trống rỗng, như nhà thần bí Augustine Baker là một đan sĩ người Anh đã nói: "Ðó là cuộc hội ngộ giữa hư không với Hư Không." (It is the union of the nothing with the Nothing).

Ðây là mặt trái của chiêm ngưỡng. Mặt tích cực tất nhiên là điều tương phản: thành đạt, viên mãn, khôn ngoan, hạnh phúc bất diệt; đấy cũng là câu trả lời cho mọi vấn đề, là sự an bình trổi vượt mọi hiểu biết của trí tuệ, là niềm hoan lạc của sự sung mãn tình yêu. Thánh Phaolô đã tóm tắt kinh nghiệm đó trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô, như một thí dụ điển hình nhất của sự hiểu biết Kitô giáo:

"Tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha, là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Tôi cầu xin Chúa Cha, thể theo sự phong phú của Người là Ðấng vinh hiển ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi anh em được vững vàng. Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Ðức Kitô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rẽ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể các thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình yêu của Ðức Kitô, là tình yêu vượt xa sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa."

Bede Griffths, In Jesus' Name, Monos No 9-94
Lm Phạm Quang Long dịch
với sự cho phép của Tổng Biên Tập báo Monos

Suy niệm về sự chết


Không có gì giúp ta tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống cho bằng cái chết.

Tưởng tượng rằng tôi đang dự đám tang của chính mình. Tôi nhìn thấy thi hài mình trong quan tài, giữa nến hoa và khói hương nghi ngút.

Cặp mắt tôi dừng lại một chút trên khuôn mặt những người xung quanh. Bấy giờ tôi mới hiểu cuộc sống của họ thật ngắn ngủi biết bao! Thật tiếc là họ không ý thức về điều đó. Lúc này, tâm trí họ đang tập trung vào tôi, chứ không phải vào cái chết của chính họ hay sự ngắn ngủi của đời người.

Một cảm giác thật lạ, vì hôm nay là buổi trình diễn cuối cùng của tôi trên mặt đất, lần cuối cùng tôi là trung tâm chú ý của mọi người. 

Trên tòa giảng, vị linh mục đang nói về tôi. Tôi vui thích thấy mình được mọi người thương tiếc. Tôi để lại một khoảng trống đau thương trong tim của người thân và bạn bè. Nhưng cũng thành thực nhận rằng: trong đám đông kia cũng có một số người vui mừng vì sự ra đi của tôi.

Theo đám rước vào nghĩa trang, tôi chen giữa đám đông đứng lặng bên mộ huyệt. Chương cuối cùng của đời tôi khép lại khi những lời cầu nguyện sau cùng được cất lên, và cỗ quan tài từ từ chìm sâu vào lòng đất. 

Tôi vẫn đứng bên mộ, hồi tưởng lại từng chương của đời mình, trong khi những người khác vội vã về nhà, về với những ước mơ và lo toan thường nhật.

Một năm sau tôi trở về trái đất. Những khoảng trống đau thương kia đã được lấp đầy. Ký ức về tôi vẫn sống trong tim bạn bè, nhưng họ ít nghĩ về tôi hơn. Giờ thì những người khác đã trở nên quan trọng hơn trong đời họ. Và phải thế thôi, vì cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Tôi thăm lại công việc của mình: có ai đó đang tiếp tục làm. Giờ thì đã có người khác quyết định thay tôi. Tôi tìm lại những đồ dùng tôi yêu thích: chiếc đồng hồ, dàn vi tính, xe honda…, những thứ mà ngày nay không ai còn dùng nữa, vì đã quá lỗi thời.

30 năm sau tôi trở về lần nữa. Ngoài một vài bức ảnh mờ nhạt trong album và dòng chữ khắc trên mộ, chẳng có gì còn lại về tôi. Không còn cả những kí ức nơi bạn bè, vì chẳng còn ai sống nữa. Tôi cố tìm những gì còn sót lại. Ánh mắt tôi dừng lại nơi một chút bụi trong quan tài, lòng nghĩ về đời mình thuở trước: lo toan và niềm vui, tham vọng và mộng mơ, vinh quang và tủi nhục… Những gì đã làm nên đời tôi, tất cả đã cuốn bay theo gió. Chỉ còn lại một chút bụi, như dấu chứng đã từng có tôi trên đời.

Trong khi tôi chăm chăm nhìn chút bụi kia, dường như có một khối nặng bỗng cất khỏi vai tôi – đó là cái gánh nặng do việc nghĩ mình là quan trọng!

Phạm Long phỏng theo Anthony de Mello

Perspectives on Vietnamese Current Situation

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012


clip_image001
In recent decades, the implementation of ‘Doi Moi’ (renovation) policy has helped Vietnam to intergrate into the unique mainstream of the modern world and turn its stagnant economy into one of the most rapid growths in Asia. As an official member of ASEAN, APEC, and WTO and with its integral achievements that have been well actualized, Vietnam has come to establish its diplomatic relations with many countries, join international organizations and attract a wide range of foreign investments. This results in the fact that Vietnam is becoming more active and creative than ever before, and seems to be wealthier in general. However, recent social situations have shown that the country’s economy is losing its orientation and in lack of sustainable development and human values; simply because its economic reform does not keep abreast of its political reform; and its economic growth has loose links with its social and well-rounded human development.
               
                                To see >>Vietnamese version

The letter from the Conference of God’s People being organized by Vietnam’s Catholic Church in 2010 called on all the Catholics to try to identify and discern “ Vietnam’s social situation in the light of Catholic Faith”. In this point of view, on behalf of the Vietnamese - citizens and catholic, the Episcopal Commission for Justice and Peace of Vietnam’s Bishop Conference would like to express its appraisal, thought and concern about Vietnam’s current situation.

Economy

Although Vietnam is said to have gained its remarkably economic growth in the last two decades, getting out of low-income countries, the economy of this country in recent years has showed some precarious drawbacks impinging on people’s life and the country’s future. These are some undeniable proofs illustrated by its bad economic management, state-run economic groups making heavy loss, numerous enterprises going out of business while banks earning large profits, high inflation, wide gap between the rich and the poor, people’s quality of life reducing, many people caught in poverty traps, etc. Is such an economic model enriching privileged groups rather the grass roots?

Economy mainly based on state-run groups is the root of exclusivity and abuse of power, and deforms operations of the market-led economy. State-owned enterprises make a minor contribution to the country’s economic growth but are given numerous privileges and prerogatives that are unfair to private enterprises and restrain their own development. The country’s increasing foreign debt and trade deficit weaken the economy and put it under an unsteady place. Rising inflation is also the root of poverty and causes problems to people and enterprises. Massive waves of strikes show that workers’ interests are not respected. Some controversial projects - bauxite exploitation in the Central Highlands and nuclear power plants in the central province of Ninh Thuan - are still carried out by the government despite the people’s disapproval.

Law on land ownership

The current law on land in Vietnam, which is against nature and shows disrespect for the Universal Declaration of Human Rights, is the root of 80 percent of the land-related complaints, ranking from individuals to communities, from written documents to gatherings and violent actions.

The law ruling that land belongs to the people and is managed by the State, offers millions of people a sense of loss and no rights to work on their own land used by their generations. In reality, collective ownership is not the best way to manage land, and state ownership gives special privileges to levels of government authorities in making plans and withdrawing land from people, which takes basic rights away from people.

Inadequate compensation in land disputes also upsets people. To solve disputes about compensation between land evictees and the government, investors have to be awarded compensation equivalent to their loss, and their life should be better or as good as it is. As land price increases enormously after projects run, land evictees should be offered profits by various ways. It is important that the land law be amended immediately so that people enjoy their ownership and land withdrawal of government authorities is limited.

Social Environment

There are matters of concern to the society in Vietnam. Deceptiveness and violence, which Vietnam bishops highlighted in 2008, feature among them. They spread not only in streets, business affairs and state-run media but at schools and government organization.

In addition to social evils, there are consumerism, selfish behavior, respect for fame and fortune, emotionlessness to people’s pain, etc. They show a sharp decline in moral values which used to maintain a high standard in society.

Government corruption is widespread, legendary and serious but so far no particular cases have gone to trial as a word of warning. As a result, people are losing their trust in the government.

Complaints, mainly related to land disputes including religious properties, take place in complicated and serious ways, and cause tense and insecurities to people. Recent land disputes in Tien Lang district in Hai Phong city and Van Giang district in Hung Yen province have concerned all people of goodwill. Those cases also force the government to look back on its solution to land disputes and to amend land laws in terms of land area limit, duration of land use and compensation, if the government has yet to decide to respect private ownership.

Another urgent concern is government officials’ way of working in an authoritarian, dubious and unprofessional way. The visible manifestation of imposing state views and lifestyles on society is that public policies discriminate individuals working for the State against business people and casual workers, between urban residents against migrant workers.

The Law

The constitution and law in each country reflect its cultural and traditional characteristics and particularities, but have to obey international legal principles. Vietnam’s legal system is large but works inefficiently from legislation to the executive since it lacks publicity, transparency and especial judicial independence.

Law enforcement, arbitrary and not strict in localities make many people become victims of injustice or place them in a state of deadlock. In some cases, several arrests break the Vietnamese Criminal Procedure Code and international declaration and convention Vietnam adopts.

Detaining people but not bringing them to trial is disguised as “sending to education camps” within a certain time limit and this punishment imposed on dissidents is in violation of human rights. The “education” punishment used to be used by French colonists in Vietnam, later reiterated in Resolution 49/NQ-TVQH on June 20, 1961 and imposed on former South Vietnam officials and soldiers. It was declared invalid in 1989 by Ordinance on handling of administrative violations, but has taken effect again from 1995. It is hoped that this kind of punishment will be abrogated in the future.

Poor management and governance by levels of government authorities are only resolved when the country builds a real state of law and establish an active civil society. This growing political trend could not be reversed despite present challenges.

National Boundaries, Islands and Sovereignty

There were military conflicts on East Sea in the last decades of the previous century. In recent years, marine disputes between Vietnam and China have been steadily escalating.

China uses both honeyed words and strong actions to claim its sovereignty over the East Sea.

At the same time, Vietnam seems to produce nervous reaction to its neighboring state. That creates opportunities for enemy forces to criticize its policy. It is surprising that the government has been cracking down on patriotic organizations and individuals who have protested against China’s clear invasion. People are dissatisfied with government leaders’ ambiguity and inconsistency in marking the national boundaries and defending its sovereignty over East Sea. Patriots and Intellectuals warn the government of risks of national security posed by major projects allowing foreigners to mine for Bauxite or rent forests and land. Moreover, information on this matter is not provided properly and publicly. As a result, unskilled workers from foreign countries rush to work on those sites, which arouses a feeling insecurity in society at the moment and in the future.

Environment

Experts forecast that Vietnam will be one of the world four countries who will severely suffer climate change. That is due to the impact of global climate change and especially Vietnam paying little attention to protection of the environment and sustainability of development.

It is worried that we make awkward and hasty decision on commercial exploitation of the mineral resources. In recent years, the State allows foreigners to invest in numerous projects that pose real risk to damage to the environment, and ecological and climate change: commercial exploitation of bauxite in the Central Highlands, and upstream forests in 18 provinces rented by foreigners. Foreign protection of the environment.

Intellectuals’ Roles

1,000 years ago, our ancestors founded Quoc Tu Giam and were aware that talented and moral people are the nation’s life-sustaining sources. If the nation has such numerous sources; it will be powerful and affluent. Without such sources, conversely, it will be poor and have no power. This saying is still relevant in the era of grey matter, the age of knowledge economy.

Regardless of countless doctors who are suspected to have poor quality, Vietnam has a lot of real intellectuals of good will. It is regretted that their roles are not fully appreciated and even are marginalized or ignored. In some cases, the reason is they have different views on social realities or the nation’s future vision. Is the state mechanism inadequate and not open enough to attract intellectuals? Has it yet reformed radically by the modern society’s needs? When is the civil society’s role recognized and given welcome opportunities to build the country?

Education and Health Care

The nation’s future largely depends on education. It is an undeniable fact that the nation’s education has produced several talented people and made great contribution to the country’s development. During the past decades, however, our education faces numerous problems of its contents and teaching and learning methods. The country has made efforts to reform the education system but has not achieved major breakthroughs. Why? We painfully admit that we lack fundamental philosophy of education and long-term educational strategy.

We face growing evil deeds in education, school-age children crimes, and qualifications trade as a serious consequence of the above situation. Now the country runs the risk of trailing in many fields.

Thanks to applying new technologies for years, Vietnam’s health care has gained great achievements in medical treatment in overcrowded hospitals and hospitals fee increase that burden poor patients, people also complain about health care givers’ attitude towards patients such as insensitivity, irresponsibility, harassment and immorality.

The state has called for privatization of education and healthcare, it should create conditions for local religions to directly participate in the two sectors.

Religion

In the past time, the government gave favorable opportunities to religious activities. Religious facilities that were destroyed in wars were repaired or rebuilt, and new facilities have also been built. However, regulations on religions remain unhelpful and have yet to meet religious people’s expectation, especially religious organizations’ legal entity. The crucial problem is that religious are recognized but not given legal entity. So they are unable to carry out and safeguard their constitutional rights like other organizations.

The government plans to issue a decree “detailed regulations and measures implementation of some clauses of the Beliefs and Religious Ordinance”, replacing the Decree 22/2005/ND-CP issued March 1, 2005. It is appreciated if the new decree is drafted in the light of renovation and goodwill; it will create conditions for followers of religions to enjoy freedom and serve their compatriots and defend the Fatherland. However, some people fear that the new decree may restrict religious activities more than the present decree. The serious question remains that when do religious citizens get as fair treatment as others by the constitution and civil laws, not a religious ordinance?

The above perspectives are from our Christian faith and civic responsibilities, wishing to make a contribution to the country’s sustainable development, democracy and humanity. In this case, Pope Benedict XVI’s speech to Vietnam’s bishops on June 27, 2009 is still relevant to the Episcopal Commission for Justice and Peace: “the Church never wants to replace the government, but wish that in a spirit of dialogue and cooperation, the Church can make its contribution to the nation’s life and serve all people.”

May 12, 2012, on the 121th anniversary of the encyclical Rerum Novarum
Episcopal Commission For Justice and Peace of the Vietnam Bishops’ Conference

Bài giảng lễ an táng cha Anton Phạm Đình Phùng

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Lá xanh rụng xuống ...

Bài giảng của Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp trong lễ an táng cha Anton Phạm Đình Phùng tại Thuận Nghĩa ngày 01 tháng 6 năm 2012.

Đã là người thì ai cũng phải chết. Có triết gia đã định nghĩa con người như một “con vật” sinh ra để chết. Sinh, bệnh, lão, tử là những chặng đường đời bó buộc, mà kẻ trước người sau, tất cả chúng ta đều phải trải qua. Cái chết vì vậy trở thành sự kiện tất nhiên của thân phận làm người ở đời.

Thánh Tôma Aquinô gọi con người là hữu thể biên cương, nằm giữa vô biên và giới hạn, bất tử và phải chết, linh thiêng và có xác thân… Cũng như Đức Kitô đã đi qua cái chết để phục sinh vinh hiển thì con người cũng chỉ có thể bước vào cõi vĩnh hằng khi bước qua biên cương của hữu hạn, vô thường. Cái chết, vì vậy là một ngưỡng cửa dẫn vào cõi trường sinh.

Tuy nhiên, khi đối diện với cái chết của những người thân yêu, nhất là những cái chết quá bất ngờ và đột ngột như cái chết của cha Antôn Phạm Đình Phùng, không ai không khỏi bàng hoàng, đau xót… Sự hiện diện đông đảo của quý ông bà và anh chị em trong thánh lễ an táng này, phải chăng đã nói lên điều đó?

Bản thân tôi cũng đã trải qua những giây phút bàng hoàng và xúc động đến độ không thể nói thành tiếng khi loan báo cho nhân viên Tòa Giám mục ai tín này. Sáng hôm đó, ngày 29/5/2012, vào lúc 5g27 phút, khi tôi xuống cầu thang để lên xe đi đặt viên đá đầu tiên cho nhà thờ giáo xứ Thịnh Lạc, Hương Khê, thì điện thoại reo và anh Bùi Viết Toàn cho biết cha Phùng vừa từ trần. Tôi sững sờ kinh ngạc, vì chiều 28/5, qua điện thoại tôi còn nói chuyện với cha và chúc cha lên đường bình an. Nào ngờ đó là cuộc điện đàm cuối cùng với cha và tiếng chuông điện thoại của anh Toàn trở thành hồi chuông báo tử: cha Antôn Phạm Đình Phùng đã vội vã nằm xuống, vĩnh viễn lìa xa cuộc đời này. Vĩnh viễn từ giã Giáo phận Vinh. Vĩnh viễn chỉ hưởng dương chứ chưa hưởng thọ. Mãi mãi ở tuổi trung niên!

Suốt mấy ngày hôm nay tôi như bị ám ảnh bởi thân phận con người. Ôi, con người thật cao cả, bất khả xâm phạm, bất khả thay thế, to lớn vô cùng.  Bởi vì con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và hơn nữa, nhờ Đức Kitô làm người, con người được làm con Thiên Chúa. Nhưng con người cũng quá mỏng dòn, mong manh, gian truân, lận đận! Phải chăng vì được dựng nên từ bụi đất, nên con người sẽ trở về cát bụi? Nói gì thì nói, cuối cùng thời gian sẽ nghiền nát tất cả thành cát bụi!

Sách Giảng viên cho rằng vì được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, nên con người được làm chủ vũ trụ. Nhưng, mặt khác, vì xuất thân từ bụi đất, rồi ra con người sẽ trở về bụi đất: “Mọi sự đều đi về một nơi / mọi sự đều đến từ bụi đất  / mọi sự đều trở về bụi đất”. Nói cho cùng, cuộc đời cũng nhẹ tênh như một cọng rơm trước gió. Chỉ cần gió thổi nhẹ là bay đi. Tất cả chỉ là hư vô, hão huyền, phù vân, phi lý.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một lúc xuất thần đã sáng tác bài Cát bụi bất hủ:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi.
Để một mai vươn hình hài lớn dậy.
Ôi cát bụi tuyệt vời
mặt trời soi một kiếp rong chơi
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi…”

Thánh Phêrô, lấy lại ý tưởng của Isaia, đã ví von đời người như cỏ héo hoa tàn:  “Mọi phàm nhân đều như cỏ và tất cả vinh quang của họ cũng đều như hoa cỏ; cỏ thì khô, hoa thì rụng. Lời Chúa vẫn tồn tại đến muôn thuở muôn đời” (1 Ph 1,24-25).

Phù vân, hão huyền, cát bụi, cỏ khô, hoa héo… tất cả chỉ là những hình ảnh diễn tả cái giới hạn, mong manh, vô thường của cuộc đời. Lý tưởng thì vô hạn, nhưng đời người sao quá ngắn ngủi và mong manh!

Mấy ngày nay, mỗi lần nghĩ đến sự ra đi quá đột ngột của cha Phùng, một linh mục thông minh, nhiệt thành và năng động mà giáo phận đang cần đến, trong đầu tôi cứ lởn vởn lời khẩn nài của vua Êzêkia: “Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình, bỗng dưng bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ” (Is 38,12).

Không gian, cảnh vật còn sờ sờ đó, mà người cũ đã nghìn trùng xa cách. Nhiều người lúc này đang nhớ cha như nhớ một nỗi đau. Có người cứ day dứt hỏi: Sao cha ra đi vội vàng và bất ngờ như thế giữa lúc nhiều công việc còn dang dở, tuổi đời và tài năng đang ở độ chín muồi?

Xét theo phương diện nhân loại, mọi sự chia ly đều kéo theo nỗi buồn, nỗi đau.  Khi đối diện với cái chết, nhất là cái chết của người thân yêu… thì cái mất mát, nỗi đau, nỗi buồn… lập tức đột biến thành cấp số nhân. Mọi cái chết đều gây sầu thảm, nhưng cái chết của những người còn trẻ, đang sung sức… biến thành thê thảm, nghẹn ngào hơn! Không phải vô lý mà có người đã uất ức, phản kháng, gào to lên: “Lá vàng còn ở trên cây / Lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời!”. 

Tại sao Chúa lại cắt đứt hàng chỉ như vậy? Tại sao một giáo phận đang thiếu linh mục trầm trọng, mà Chúa lại tiếp tục lấy đi một trong những người có khả năng nhất? Chúa có chương trình đặc biệt nào dành cho cha, khi Ngài muốn cha ngừng dệt đời mình ở vào tuổi trung niên?

Chẳng ai có thể đưa ra một câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, niềm tin vào Đức Kitô luôn mời gọi chúng ta cố gắng khám phá và nhận diện chương trình cũng như ý định của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta. Niềm tin luôn mách bảo cho chúng ta phải chấp nhận trong tin tưởng và bước đi trong hy vọng. Đức tin cũng giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn và cõi lòng để đón nhận sự sống của Thiên Chúa. Kinh Tiền tụng cầu cho người quá cố nhắn nhủ chúng ta: “Lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn nơi quê trời”.

Qua cuộc đối thoại với cô Marta mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, một lần nữa Chúa Giêsu tái xác quyết: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11, 25-26). Chúa đang hỏi mỗi người chúng ta như đã hỏi cô Maria: “Con có tin thế không?” Chắc chắn Ngài cũng đang mong chờ mỗi người chúng ta nói lên lời tuyên xưng giống như cô Marta.

Đứng tại bàn thờ nhìn xuống quan tài của cha đặt giữa nhà thờ, tôi chợt nhớ một câu hát thật ý nghĩa: “Người chết nối linh thiêng vào đời”. Thật kỳ diệu, tuy cha nằm bất động và chơ vơ ở đó, nhưng đang nối kết chúng tôi với cha và nối kết cuộc đời này với cõi vô biên. Cách đây 43 năm cha đến với cõi nhân gian này, bây giờ cha rời bỏ chúng tôi để về Nhà Cha, nơi quê hương vĩnh cửu. Có đến thì có đi. Đó là chuyện dĩ nhiên, phải không? Ước mong cha vẫn tiếp tục thúc đẩy sự nối kết giữa mọi thành viên trong giáo xứ với nhau, cũng như giữa giáo xứ với giáo hạt và giáo phận.

Xin gửi cha về lòng đất mẹ. Và hẹn gặp nhau mai sau nơi quê hương vĩnh cửu...

GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp