Giáo hội làm hết sức mình để chống lại sự dữ

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012


Chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại Leon, Mêhicô, đã được đón tiếp nồng nhiệt. Trên chuyến bay đến Mêhicô, Đức Thánh Cha đã kêu gọi đấu tranh chống lại «chứng tâm thần phân lập» trong đời sống đức tin.

Đối diện với bi kịch của nền kinh tế bạo lực của ma túy, làm cho hàng chục ngàn người trở thành nạn nhân, Đức Thánh Cha đã gợi lên «trách nhiệm lớn lao của Giáo Hội». Giáo Hội phải «làm hết sức mình chống lại sự dữ». Điều này được thực hiện với sự trợ giúp của hai cột trụ : «loan báo Thiên Chúa» và «giáo dục lương tâm». Vì «Thiên Chúa là thẩm phán của điều lành và điều dữ», và Giáo Hội phải «giáo dục các lương tâm chống lại sự tôn thờ tiền bạc, những lời hứa giả trá và những gian dối làm nô lệ con người». Vì con người «cần đến vô biên», nên «Thiên Chúa phải được làm cho hiện diện với hết mọi người trong sự nhân từ của Ngài».

Liên quan đến vấn đề nhạy cảm về vai trò của Giáo Hội trong việc cổ võ công bằng xã hội, Đức Thánh Cha nói : «Giáo Hội phải luôn tự hỏi liệu mình làm tất cả những gì mình có thể hay chưa». Cho dầu Giáo Hội «không phải là một quyền lực chính trị, cũng không phải là một đảng phái, nhưng là một thực tại luân lý», nhưng Giáo Hội «có điều gì đó phải làm với chính trị», trong chiều kích luân lý của chính trị. Từ đó Đức Thánh Cha kêu gọi «giáo dục lương tâm» để «vượt lên chứng tâm thần phân liệt» mà, theo ngài, chạm đến nhiều người Công giáo, giữa «chiều kích cá nhân» của đức tin và «chiều kích tập thể» của nó. Đối với ngài, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở chiều kích cá nhân mà thôi.

Về vấn đề Cuba, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đứng trong đường hướng của Đức Gioan-Phaolô II: «Cuba phải mở ra cho thế giới và thế giới phải mở ra cho Cuba». Từ thời Đức Gioan-Phaolô II đến nay đã mở ra «một con đường đối thoại lâu dài, có tính xây dựng, cần có sự kiên nhẫn». Về lý tưởng mar-xít, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bày tỏ lập trường rõ ràng rằng : «Như nó đã từng được cưu mang, nó không còn đáp ứng cho thực tại nữa». Đức Thánh Cha kêu gọi giúp tìm ra những mô hình mới trong tinh thần đối thoại, bằng cách tránh đi những vết thương, để xây dựng tình huynh đệ. Về tự do lương tâm và tôn giáo, Đức Thánh Cha cho biết «Giáo Hội đứng về phía tự do».

Đến phi trường Leon, trước 3000 bạn trẻ náo nức đón tiếp ngài, trước sự hiện diện của Tổng thống nước Mêhicô, Đức Thánh Cha đã nói rằng: «Tôi đã đến với tư cách là người lữ hành đức tin, đức cậy và  đức mến». Đức tin để các tín hữu có thể «là men trong xã hội khi đóng góp vào việc chung sống tôn trọng và hòa bình đặt cơ sở trên phẩm giá bất khả sánh của mọi nhân vị, được Thiên Chúa tạo dựng, và không có quyền lực nào có quyền quên hay hạ giá». Đức cậy để các tín hữu «nỗ lực biến đổi các cơ cấu và các biến cố khó chịu đang tồn tại, mà có vẻ bất biến và bất khả vượt qua, bằng cách trợ giúp những ai không tìm thấy ý nghĩa lẫn tương lai trong cuộc sống». Và đức mến, vì Giáo Hội «không muốn gì khác hơn là, cách vô vị lợi và cách tôn trọng, làm ích cho người túng thiếu…»

Tý Linh
Theo La Croix

Tòa thánh: “Nhiệm vụ của Chính phủ không phải là xác định tôn giáo hay công nhận giá trị của tôn giáo”



Ngày 27-2-2012, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã khai mạc khoá họp lần thứ 19 tại Geneva, Thuỵ Sĩ, với sự tham gia của hơn 80 bộ trưởng cùng nhiều quan chức cấp cao từ các quốc gia thành viên và đại diện các tổ chức quốc tế. Khoá họp kéo dài trong 4 ngày.

Phái đoàn Toà Thánh đã tham gia Khoá họp này với tư cách Quan sát viên Thường trực tại Liên Hợp Quốc. Ngày 1-3, Đức Tổng Giám mục Silvano M. Tomasi đã có bài phát biểu tại Hội đồng như sau:
silvano_m_tomasi_vatican_un.jpg
Thưa bà chủ tịch,
Ngày nay việc thực hiện quyền con người là một thách đố khó khăn, đặc biệt là đối với các quyền cơ bản và bất khả nhượng như “tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng”.
Trong nhiều yếu tố, những thay đổi chính trị, nhận thức sai lầm về vai trò của tôn giáo, thủ đoạn, và sự hiểu biết mơ hồ về chủ nghĩa thế tục đã dẫn đến tình trạng bất bao dung và thậm chí đàn áp thẳng tay con người vì niềm tin tôn giáo. Quyền tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình trong việc giảng dạy, hành đạo, việc thờ phượng và tuân giữ luật đạovốn được đảm bảo bởi luật nhân quyền và các tổ chức quốc tế, lại bị coi thường tại nhiều nơi trên thế giới. Những chính sách và áp dụng ngột ngạt như vậy khiến cho nhiều công dân muốn đóng góp vào đời sống xã hội và sự tiến bộ ở đất nước họ phải gặp nguy hiểm. Tòa Thánh đánh giá cao việc Hội đồng Nhân quyền thường xuyên quan tâm đến vấn đề chính yếu này cũng như những nỗ lực liên quan và các quyết định do Cơ quan Thủ tục đặc biệt ban hành.
Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, khoảng cách đang gia tăng giữa các nguyên tắc được mọi người nhìn nhận và việc áp dụng chúng nơi người dân trong đời sống hằng ngày. Những nghiên cứu nghiêm túc đưa ra các dữ liệu đáng tin cậy về các kiểu vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo hiện nay lặp đi lặp lại. Kitô hữu không phải là nạn nhân duy nhất, nhưng các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào các Kitô hữu ở châu Phi, Trung Đông và châu Á đã gia tăng 309% từ năm 2003 đến 2010. Khoảng 70% dân số thế giớisống tại các quốc gia có những hạn chế về tín ngưỡng tôn giáo và hành đạọ, và các cộng đồng tôn giáo thiểu số phải trả giá đắt nhất.
Nói chung, việc gia tăng những hạn chế về tôn giáo có ảnh hưởng đến hơn 2,2 t người. Những ngườinày hoặc không được xã hội bảo vệ, hoặc phải chịu những hạn chế bất công do chính phủ áp đặt, hoặc trở thành nạn nhân của bạo lực do một sự mù quáng bốc đồng. Hiển nhiên là cộng đồng quốc tế cần nỗ lực hơn nữa để bảo vệ mọi người được hưởng quyền tự do tôn giáo và thực hành tôn giáo. Hành động như vậy càng cấp bách vì trong nhiều quốc gia tình hình đang xấu đi và vì báo cáo thực tế về các vi phạm này bị coi nhẹ, mặc dù thực tế, nó cần được nhấn mạnh trong các báo cáo thích đáng.
Tuyên ngôn về Quyền Con người chỉ cho thấy tôn trọng nhân phẩm của mọi người là nền tảng để xây dựng việc bảo vệ quyền con người. Trong hoàn cảnh hiện naycần nhắc lại rằng các quốc gia phải bảođảm cho mọi công dân của họ được hưởng quyền tự do tôn giáo trên phương diện cá nhân, gia đình,cũng như cộng đồng, và tham gia vào lĩnh vực công cộng. Trên thực tế, tự do tôn giáo không phải là một quyền phát sinh, hoặc được ban phát, mà là một quyền căn bản và bất khả nhượng của con người.Không được coi niềm tin tôn giáo là có hại hoặc mang tính tấn công chỉ vì nó khác với đa số. Nhiệm vụ của Chính phủ không phải là xác định tôn giáo hay công nhận giá trị của nó, nhưng là trao cho các cộng đồng tôn giáo tư cách pháp nhân để họ có thể hoạt động một cách hoà bình trong khuôn khổ luật pháp. Tôn trọng tự do tôn giáo của mọi người có thể bị đe dọa ở những nơi mà khái niệm “tôn giáo nhà nướcđược công nhận, đặc biệt khi tôn giáo nhà nước trở thành nguồn gốc của đối xử bất công với người khác, dù là người có niềm tin tôn giáo khác hoặc người không tin.
Ngoài những vấn đề về từ thiện, vấn đề gay cấn đối đầu với việc cổ vũ và bảo vệ quyền con người tronglĩnh vực tự do tôn giáo là sự bất bao dung - vốn dẫn đến bạo lực và giết hại nhiều người vô tội hằngnăm đơn giản chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ. Do đó, trách nhiệm chung và thực tế là duy trì sự khoan dung lẫn nhau và tôn trọng các quyền con người và bình đẳng hơn nữa giữa các công dân thuộc các tôn giáo khác nhau để đạt được một nền dân chủ lành mạnh - trong đó, vai trò chung của tôn giáo và sựphân biệt giữa các tôn giáo và các lĩnh vực thế tục được công nhận. Trong thực tế cuộc sống, khi đượcsống trong bối cảnh chấp nhận lẫn nhau, các quan hệ giữa đa số và thiểu số cho phép mọi người hợp tác và thỏa thuận với nhau, đồng thời mở đường cho sự cùng tồn tại hòa bình và xây dựng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mong muốn này, cần phải vượt qua một nền văn hoá hạ thấp giá trị con người và có ý định loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống công cộng. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã mô tả rõ tình trạng này: Đáng buồn thay, tại một số quốc gia, chủ yếu là ở phương Tây, người ta ngày càng ít gặp -trong giới chính trị và văn hoá, cũng như trong các phương tiện truyền thông - sự tôn trọng và có khi lại là thù địch, nếu không nói là khinh miệt, đối với tôn giáo và nhất là đối với Kitô giáo. Rõ ràng là nếu chủ thuyết tương đối được coi như một yếu tố thiết yếu của nền dân chủ, thì có nguy cơ người ta sẽ coi chủ nghĩa thế tục theo nghĩa loại trừ, hay chính xác hơn, phủ nhận tầm quan trọng xã hội của tôn giáo. Nhưng một cách tiếp cận như vậy sẽ tạo ra sự đối đầu và chia rẽ, làm rối loạn bình an, gây hại cho môi sinh của con người và nói chung, một khi loại trừ những cách tiếp cận khác với cách của mình, thì sẽ kết thúc trong một điểm chết. Vì thế, cần cấp thiết phác hoạ một chủ nghĩa thế tục tích cực và cởi mở, căn cứ trên quyền tự chủ chính đáng của quyền thế tục và quyền thiêng liêng, có thể thúc đẩy sự hợp tác lành mạnh và một tinh thần chia sẻ trách nhiệm”.
Thưa Bà Chủ tịch,
Tôn giáo không phải là một mối đe doạ, nhưng là một nguồn lựcTôn giáo góp phần vào sự phát triển của các nền văn minh, và điều ấy tốt cho mọi người. Các hoạt động và tự do tôn giáo cần được bảo vệ để sự hợp tác giữa các tôn giáo và xã hội có thể thăng tiến công ích. Một nền văn hoá khoan dung, chấp nhận lẫn nhau và đối thoại là cấp bách. Hệ thống giáo dục và truyền thông đóng vai trò quan trọng bằng cách loại bỏ thành kiến ​​và hận thù khỏi sách giáo khoa, tin tức và báo chí, và phổ biến thông tin chính xác và công bằng về mọi nhóm thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu giáo dục và thông tin, vốn tạo điều kiện cho người ta dễ dàng thao túng con người để hưởng lợi về chính trị, lại thường liên quan đến tình hình kém phát triển, nghèo đói, thiếu tham gia quản lý xã hội một cách hiệu quả.
Một môi trường công bằng xã hội hơn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho việc thực hiện mọi quyền của con người. Các tôn giáo là những cộng đồng dựa trên niềm tin và tự do tôn giáo bảo đảm sẽ đóng góp cácgiá trị đạo đức mà nếu không có các giá trị này thì cũng chẳng có tự do của mọi người. Vì lý do đó, trách nhiệm cấp bách và giúp ích của cộng đồng quốc tế là chống lại khuynh hướng gia tăng bạo lực vớicác nhóm tôn giáo cũng như chống lại điều sai lầm và thái độ trung lập giả trá nhằm mục đích trung lập hoá tôn giáo trong thực tế.
Xin cảm ơn Bà Chủ tịch.
(Vatican Radio, 02-03-2012)
Huy Hoàng
WHD