Hôm nay quý cha từ các giáo xứ trở về mái nhà chung TGM để chu toàn nhiệm vụ tĩnh tâm năm dành cho các linh mục. Có đầy đủ quý Cha quản hạt, quý Cha đặc trách các ban chuyên môn và hầu hết các Cha, 11 thầy Phó Tế và đặc biệt các Cha hưu cũng hiện diện với chúng ta đông đảo hơn năm ngoái. Xin dành cho nhau tràng pháo tay chào mừng.
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp trước Tết âm lịch, các LM trong giáo phận có thời gian dành riêng cho Chúa, cho nhau, cũng như cho những quan tâm mục vụ. Đây là một truyền thống tốt lành. Đặc biệt tuần tĩnh tâm này là nối dài những ơn thánh trong Năm Thánh Giáo hội Việt nam vừa qua. Trong Năm Thánh chắc chắn mỗi người, mỗi tâm hồn, mỗi linh mục, mỗi mục tử đã có cách riêng của mình để đến với Chúa, đến với anh em, cũng như đến với việc chu toàn chức vụ của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã chứng kiến những sự kiện bên lề đem đến nhiều cật vấn về chính mầu nhiệm Giáo hội, hoặc cụ thể hơn về tính hiệp thông được thể hiện trong Giáo hội Công giáo Việt Nam, và tất nhiên về sứ vụ truyền giáo vẫn là nhu cầu lớn của GH Công giáo.
Có những điểm thuận lợi cũng như điểm bất thuận lợi. Những điểm thuận lợi kích thích mỗi người đào sâu hơn về những vấn đề khơi ra. Nhưng những cái bất thuận lợi kéo theo nhiều dư luận, mà nếu như không được điều hướng đúng mức thì Dân Chúa lại nhìn theo hướng ngược lại tức là hướng tiêu cực. Ví dụ về tính hiệp thông: chưa bao giờ GHCG nói về sự hiệp thông với tất cả niềm say mê như trong dịp Năm Thánh vừa qua và đây cũng là điểm đúng thôi, bởi vì chủ điểm của Năm Thánh là học hỏi về GH: GH mầu nhiệm, GH hiệp thông và GH sứ vụ. Nhưng khi bàn về sự hiệp thông, người ta lại thấy có những rạn vỡ chỗ này chỗ khác. Trong tuần tĩnh tâm này, xin các cha thêm lời cầu cho tình hiệp thông trong GHCG được thể hiện cách tích cực hơn, đúng với Ý Chúa mong muốn hơn. Và cũng xin cho lớp bụi do Năm Thánh vừa rồi vô tình thổi đến làm cho khuôn mặt của GHVN bị lu mờ đi một chút sớm được thanh tẩy, để sự hiệp thông ấy được thể hiện một cách rõ hơn.
Mong rằng những dư âm tốt đẹp của đại lễ kết thúc Năm Thánh tại La Vang vừa qua của GHCGVN cũng là những dư âm tốt đẹp giúp LM khi bước vào tuần tĩnh tâm gặp được hướng đi mới trong ánh sáng của Thiên Chúa. GP Phan Thiết chọn Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa làm bổn mạng. Xin Mẹ chúc lành cho mọi LM, cho GP cũng như cho từng người khi bước vào tuần tĩnh tĩnh tâm này.
Xin gợi ý ba điểm để các cha xét mình:
1. Triệu chứng của căn bệnh burn out trong đời LM.
Đây là kết quả điều tra về đời sống của LM Công giáo trên thế giới trong năm Linh Mục với cái nhìn tổng quát và được cô đọng lại trong những nét chính. Mong rằng những nét chính ấy cũng là những điểm chúng ta được mời gọi để soi bóng mình, nhất là trong hành trình mục vụ đồng hành với Dân Chúa, hướng dẫn Dân Chúa. Người ta nói nhiều đến tình trạng, tiếng Anh gọi là Burn out: tức là cháy tiêu đi rồi, không còn tìm thấy ý nghĩa của đời LM nữa. Sự kiện cháy tiêu burn out trong đời sống LM được thể hiện qua 3 chữ “C”. Chữ C thứ nhất là Chán nản trong công việc. Chữ C thứ hai là Cáu bẳn với hết mọi người. Chữ C thứ ba là Cạn kiệt sức lực thể lý. Trên mạng Zenit, người ta nói đến ba chữ C này.
Chán nản công việc là triệu chứng trước hết. Nếu trong ngày lãnh chức LM đã đoan hứa như thế nào và mỗi lần tĩnh tâm LM (như thói quen của GP Phan Thiết) lặp lại lời hứa như thế nào thì trong đời sống, chúng ta luôn được kêu gọi trở lại những điểm xuất phát ấy để làm mới lại đời sống của mình. Ngày nào cũng có phút bình minh và phút hoàng hôn. Những lúc hoàng hôn là lúc chúng ta được mời gọi để chuẩn bị cho bình minh, khởi đầu ngày sắp tới. Nếu như chỉ dừng lại ở trong hoàng hôn khiển trách mình về những thất bại trong đời mục vụ, về những cách thực hiện lời của Chúa chưa trọn, thì có nguy cơ đẩy chúng ta đến chỗ chán nản. Một bếp lửa khi sắp lụi tàn mà không lo khêu lại, châm thêm củi thì bếp ấy dù có nóng đến đâu cũng có lúc tắt ngúm và nguội lạnh. Thành thử chán nản công việc là một triệu chứng dễ thấy nhất.
Có lẽ quý Cha trọng tuổi kinh nghiệm về triệu chứng này, nhất là khi hành xử một công việc mục vụ không thành công như mong ước, mình cầu toàn 100% hay ít ra 80% nhưng trên thực tế chỉ được 50, hay 40%. Một đề xuất mục vụ thành công được đến 50% là cũng tạ ơn Chúa lắm rồi, bởi vì ngoài ơn Chúa và ngoài khả năng của mình còn phải có sự tiếp nhận, sự đóng góp của giáo dân nữa, mà nhiều khi không có sự ngang tầm với chương trình của mình, nên đối với họ vẫn cứ là nước đổ lá khoai. Sự kiện này đối với những LM trẻ nhiều khi gây chán nản. Mới ra trường bao giờ trái tim cũng ắp đầy nhiệt huyết, muốn đưa tất cả những sở học nơi nhà trường vào các chương trình mục vụ. Thế nhưng về một giáo xứ lại tùy thuộc vào Cha xứ, tùy thuộc vào công việc được phân công, tùy thuộc vào đối tượng nhà quê hay tỉnh thành hoặc trình độ của họ, nên nhiều khi muốn 100 mà lại chỉ đạt được 30. Thôi, lần đầu thì có thể cầu nguyện trước Thánh Thể tạ ơn Chúa, công sức mình bỏ ra như vậy là được rồi, kết quả trao lại cho Chúa hết; nhưng lần thứ hai khiến mình hơi băn khoăn một chút, không biết là tại mình hay là do đâu; đến lần thứ ba, thứ tư lặp lại mà cũng như thế thì nhiệt huyết bắt đầu vơi đi; và một khi đã trở thành một căn bệnh được gọi là mãn tính, lúc bấy giờ sẽ đón nhận lấy một hình thức rất tự nhiên đến thôi, đó là sự chán nản trong công việc mục vụ.
Linh đạo của LM triều là nên thánh giữa đời mục vụ, bằng công việc mục vụ, nên khi việc mục vụ có những thất bại, sớm hoặc chiều sẽ đọng lại trong sự chán nản. Đường lối nên thánh của mình là việc mục vụ mà mình lại chán nản việc mục vụ, vì thế LM cũng mất luôn cả hướng đi nên thánh, người ta bảo đây là triệu chứng dễ thấy nhất. Thế thì trong dịp tĩnh tâm này đối với GP chúng ta, LM cũng được mời gọi để nhận diện đời sống của mình xem nhiệt huyết về việc mục vụ còn đầy hay là nếu có chút nào vơi đi thì xin cũng mau chóng bù đắp lại, đừng để đọng lại trở thành một triệu chứng của căn bệnh trầm kha, căn bệnh burn out cháy rụi đi.
Triệu chứng thứ hai là sự Cáu bẳn với hết mọi người. Tất nhiên ở đây trong loạt bài điều tra, người ta muốn nói đến sự cáu kỉnh đối với những tín hữu đến với chúng ta, cần đến chúng ta trong công việc mục vụ. Lúc chúng ta không được khỏe, công việc mục vụ ngập đầu, cáu kỉnh một chút có thể châm chước, hay những vị bị mất ngủ thường xuyên, bệnh táo bón thường dễ đưa đến cáu bẳn. Thế nhưng nếu như nó trở thành một tập tính, gặp ai mình cũng cáu, ai mình cũng nổi sùng, ai mình cũng nóng được; nóng bừa bãi, nóng với những bậc trọng tuổi, nóng với thiếu nhi, nóng với phụ nữ. Tất cả đều cáu bẳn hết thì đây được coi là triệu chứng mình đã rơi vào sự mất nhiệt huyết trong đời LM rồi, bởi vì việc mục vụ luôn luôn trải ra trong tiếp cận với giáo dân, với những người cần đến mình. Có những Cha để tuôn ra những lời cáu gắt trên tòa giảng, có những Cha và có lẽ phần đông, là cáu trong những công việc mà giáo dân tìm đến không đúng lúc, để xin ngồi tòa hay cử hành bí tích Xức Dầu. Hoặc là gia đình người ta có chuyện chẳng liên hệ gì đến cá nhân LM hết, nhưng họ là giáo dân trong giáo xứ cần một vai trò phán quyết nhờ đến mình nhiều khi mình cũng cáu bẳn. Đây là một gợi ý để mời gọi chúng ta xét xem mình có rơi vào căn bệnh mất đi nhiệt huyết trong đời LM không.
Chữ C thứ ba, đó là việc Cạn kiệt sức lực thể chất. Nhiều Cha ham làm việc mục vụ, nhất là xây nhà thờ. Xin lỗi quý Cha đang xây nhà thờ, nhiều khi quên ăn hoặc ăn uống lung tung, không chăm lo cho sức khỏe của mình, thành thử sức khỏe mỗi ngày mỗi cạn kiệt đi, ở đây người ta gọi là tình trạng quá tải. Mới đầu vì còn vui vẻ trẻ trung vượt qua được, nhưng khi quá tải ở một độ tuổi nào đó không gượng dậy được, thì đây là một mời gọi chân thành nhìn lại đời sống mục vụ của mình: có khi nào mình làm việc quá mức hay là đam mê quá mức vào một việc gì đó đến nỗi sức khỏe bị vơi đi dần dần để rồi có thể mình bị tác động tâm lý, nghĩa là chán nản cáu bẳn với người khác?
Đó là điểm thứ nhất chia sẻ với quý Cha về những triệu chứng của căn bệnh burn out trong đời LM, cũng là những gợi ý để bước vào tĩnh tâm. Xin lặp lại 3 chữ C: Chán nản, Cáu bẳn và Cạn kiệt sức lực.
2. Chủ điểm trong huấn từ của ĐHY Ivan Dias.
Khi đã xét mình về ba chữ C, chúng ta sẽ làm gì để vươn lên? Sau Đại lễ bế mạc Năm Thánh 2010 tại La vang, ĐHY Ivan Dias đã gặp gỡ các GM Việt Nam trong một tiếng đồng hồ để chia sẻ về tình hình cũng như gởi gắm sứ điệp. Về tình hình thì không có gì đáng nói nhưng về sứ điệp, ngài mời gọi tất cả Giám mục chia sẻ lại cho các linh mục, chủng sinh của mình về 3 chữ D rất cần thiết trong đời sống của người thuộc về GH. Chữ D chữ nhất là Doctrine, chữ D thứ hai là Discipline, và chữ D thứ ba là Dévotion. Ba chữ D có trên mạng Zenit từ lâu và chúng ta cũng đã đọc thấy đâu đó rồi, nhưng nghe vẫn còn như mới, bởi vì ngài đã nêu lên những thí dụ cụ thể.
Chữ thứ nhất là về giáo thuyết: Doctrine. Mỗi LM hôm nay được mời gọi nắm vững giáo lý Giáo hội Công giáo, giáo huấn Giáo hội, học thuyết XH của GHCG, bởi vì nếu không nắm vững những hướng đi trong đó, thì trong cách ứng xử một LM ở tại giáo xứ nhiều khi có những cái chưa chuẩn mực và nếu như cả một GH mà lại không nắm vững về Doctrine này thì rất nguy hiểm, sẽ đưa GH đến chỗ không cứu vãn được. Tại sao Tòa Thánh phải lên tiếng về GH Trung Quốc? Câu trả lời cho biết vì yếu về giáo thuyết. Nếu hiểu GH không thể tự lực tự cường được thì người ta sẽ có chọn lựa khác. Chẳng phải nói đâu xa, trường hợp của GHVN ngày nay cũng cho thấy thấp thoáng nguy cơ. Hết rồi thời đối đầu, đã bước sang thời đối thoại. Nhưng đối thoại như thế nào để mình vẫn là GHCG, đó lại là cả một tuyến mở ra cho suy nghĩ và vì vậy quan trọng là nắm vững giáo thuyết để có những quyết định phù hợp.
Chữ D thứ hai là Discipline về kỷ luật. Đây là một vấn đề thường gây khủng khoảng cho các GH phương Tây. Vấn đề LM lạm dụng tình dục là do việc không tuân thủ kỷ luật của GH, để đến khi bùng nổ ra thì không vớt vát được. Hiện nay ở nhiều địa phận của Hoa Kỳ đã phải bán hết cơ sở của mình đi để trang trải cho việc xao lãng kỷ luật của một thời. Đây là một vấn đề đau lòng. Do đó, tuân thủ kỷ luật đời sống LM là một cách để giúp chúng ta một đàng thánh hóa bản thân và đàng khác tránh tất cả những hậu quả tai hại. Thời mới bước chân vào Chủng viện, chắc chắn chúng ta đã thuộc lòng câu: Ai sống theo kỷ luật là sống theo ý Chúa, và sau này trên bước đường lớn hơn, chúng ta vẫn thường được nghe nhắc nhở: hãy giữ luật thì luật sẽ giữ cho mình, sẽ bảo vệ mình. Cho nên chữ Discipline mời gọi mỗi người trong hướng đi đời LM cũng gắn bó với luật lệ của GH cách khít khao.
Chữ D thứ ba là Dévotion, lòng đạo đức sốt sắng. Ở đây theo như lời chú giải của ĐHY Dias, thì nó gắn liền với những phong trào đạo đức, có một thời tưởng như bị bỏ rơi vì đi liền với lòng đạo đức bình dân của đại chúng. Thí dụ: tràng hạt Mân Côi, có một thời người ta rẻ rúng cho là loại kinh dành cho phụ nữ, người nhàn rỗi, người già… nhưng sau này người ta cảm nghiệm được sức mạnh của kinh Mân Côi, nhất là sức mạnh hoán cải, sức mạnh thánh thiêng giúp người ta tiến xa trên đường nên thánh. Những cái thuộc loại Dévotion thì thường gắn liền với những hình thức văn hóa. Ví dụ: hành hương coi như chuyện đi chơi, nhưng ở đó cũng là một thứ Dévotion mời gọi chúng ta không nên xem thường. Tất nhiên ta không thể loại trừ những hình thức Dévotion truyền thống tôn sùng Thánh Tâm, Chầu Thánh Thể, hay là những hình thức khác nhau dành cho các Thánh. Một Linh mục mà rẻ rúng những hình thức đạo đức bình dân thì coi chừng, tưởng là mình ở trên đỉnh cao trí thức, biết đâu lúc nào đó mình rớt xuống vực mà không hay. Chắc là quý Cha trọng tuổi đã hiểu rõ hơn việc lần hạt Mân Côi, đó là một lời kinh tháp tùng chúng ta trên mọi bước đường, trong mọi hoàn cảnh, đó là lời kinh còn lại duy nhất sau khi đã quên đi tất cả. Gắn bó với một sự đạo đức như thế cũng là một cách giúp cho đời Linh mục được vươn lên, được thăng tiến.
Đó là ba chữ D lặp lại với quý Cha: Doctrine, Discipline, Dévotion. Đây cũng là hướng mời gọi chúng ta sau khi đã kiểm tra đời sống của mình, được nâng đỡ vươn lên trong những ngày tĩnh tâm.
3. Quyết tâm Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô.
Tĩnh tâm bao giờ cũng thế, tùy thuộc vào quyết tâm của mình sau đó. Tại sao vậy? Thưa bởi vì mình có suy xét trước thì sau đó mới có quyết tâm đúng mức. Có một tác giả tu đức Việt Nam viết: Tĩnh tâm mà không có quyết tâm là tĩnh tâm hỏng; tĩnh tâm mà có quyết tâm chung chung là tĩnh tâm xoàng. Sau tĩnh tâm ta có quyết tâm rõ nét, có khi chỉ một điểm nhỏ mà rõ, quyết tâm đi tới cùng thì đó mới là tĩnh tâm đem lại hiệu quả tốt. Tất nhiên Chúa Thánh Thần luôn luôn hiện diện cùng với quý Cha.
Theo nhãn giới của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong một huấn thị viết cho các tu sĩ với tên gọi “Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô” được đúc kết lại trong ba chữ S, gợi ra đây để chúng ta có hướng quyết tâm của mình.
Chữ S thứ nhất là chữ Say mê Đức Kitô. Mỗi Kitô hữu tự bản chất thuộc về Đức Kitô nhờ Phép Rửa rồi, cách riêng các Linh mục còn thuộc về Đức Kitô cách đặc biệt hơn nhờ Bí tích Truyền Chức Thánh. Tự bản chất ta gắn bó với Đức Kitô, chẳng phải lý giải nhiều, mọi công việc ta làm đều là xuất phát từ Đức Kitô. Thánh lễ ta cử hành, các Bí tích cũng đều từ Chúa Kitô, nhưng để cho những việc chúng ta làm và nhất là cuộc sống của chúng ta trong việc gắn bó với Đức Kitô được bộc lộ ra cách tươi trẻ và rõ nét thì ta phải say mê Đức Kitô. Một tác giả nói: Người ta thuộc về Đức Kitô tự bản chất, nhưng người ta vẫn còn phải hướng về Đức Kitô nữa để được thanh tẩy, để được đi lên, bởi vì ngay trong cuộc sống này, cho dẫu nhờ đời sống Bí tích ta đã thuộc về Đức Kitô cách khách quan rồi, nhưng cách chủ quan thì vẫn còn là cả một hành trình phải chinh phục từng ngày. Vì vậy hướng về Đức Kitô là hướng đi của tất cả mọi Linh mục chúng ta để làm sao cho chữ “thuộc về Đức Kitô” và chữ “hướng về Đức Kitô” hòa nhập nên một, lúc bấy giờ tự nhiên tỏa ra qua sự say mê, say mê trong ý nghĩ, say mê trong việc làm, say mê trong tình cảm để rồi uốn nắn và điều chỉnh mọi bước đi trong đời sống của người Linh mục. Linh mục là người say mê Đức Kitô.
Chữ S thứ hai là chữ Sống, sống tinh thần hiệp thông. Hiệp thông trước hết là với Chúa theo chiều cao. Hiệp thông theo chiều ngang đối với Giám mục, Linh mục và các người được trao phó cho mình trong trách nhiệm mục tử. Đây là một sự sống không ngừng tuôn chảy, và nếu như trong Năm Thánh GH 2010, một vài khía cạnh của cuộc sống này bị đem ra mổ xẻ thì hãy coi đây là một cơ may hơn là một sự vùi dập. Cơ may là người ta còn coi đây là một dấu chỉ, và cơ may nữa là để cho Linh mục là người phải thể hiện sự sống hiệp thông này, có những gương để soi bóng. Những điểm người ta nhắc đến trong tình hiệp thông của Giáo hội Công giáo Việt Nam, giữa các giáo phận, giữa các Giám mục, giữa Hội Đồng Giám Mục với Dân Chúa, giữa các Linh mục với nhau v.v… chính là những điểm giúp chúng ta soi lại bóng mình. Sống hiệp thông với Chúa cách tròn đầy thì mới mong có được hiệp thông đối với anh chị em chung quanh mình trong nhiệm vụ một cách có hiệu quả.
Và chữ S thứ ba là chữ Sẵn sàng lên đường. Chữ Sẵn sàng lên đường hợp với chữ Sứ vụ trong chủ đề của Năm Thánh 2010, cũng như gắn liền với điểm trình bày cuối cùng của Đức Cha giảng phòng trong tuần phòng này. Xin tóm kết lại trong chữ sẵn sàng lên đường hay chữ sứ vụ cũng vậy. Tại sao lại phải nói điều này? Thưa vì một Linh mục được bổ nhiệm đến một nơi thì theo giáo luật phải mang tính bền vững. Ví dụ bổ nhiệm làm cha sở thì người ta không nói rõ đó là cha sở mấy năm, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 10 năm… luôn luôn hiểu ngầm là bền vững. Nhưng một khi GH cần, địa phận cần thì mọi Linh mục luôn đáp ứng một cách vui vẻ và sẵn sàng lên đường. Ngày xưa quý Cha tham gia phong trào Hướng Đạo có khẩu hiệu “Hướng Đạo Sinh: Sắp Sẵn!”. Thiếu Nhi Thánh Thể bây giờ là “sẵn sàng”, luôn luôn đặt mình trong tình trạng sẵn sàng. Mình ở đây hôm nay, nhưng GH cần mình đến chỗ khác thì sẵn sàng, không phải quyến luyến nữa. Về tình cảm tất nhiên có quyến luyến: một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen, huống chi ở với giáo dân đã 5, 7 năm rồi thì mọc rễ tình cảm ở đó là chuyện thường, không có vấn đề gì cả. Thế nhưng, mọc rễ mà không đi được mới là vấn đề. Ở đây để xuất phát lại từ Đức Kitô, Linh mục được mời gọi để sống tinh thần sẵn sàng. Ngày xưa quân đội có khẩu hiệu “Cư an, tư nguy”, hôm nay tôi sống trong an bình nhưng trong đầu tôi luôn luôn phải nghĩ đến nguy cơ để khi gọi là sẵn sàng tiến bước. Linh mục trong đời sống mục vụ với thành quả ít nhiều, cũng gắn bó với một cơ sở, thậm chí tên của chúng ta nhiều khi cũng bị hy sinh. Người ta không gọi tên mình bằng tên cúng cơm nữa, mà bằng địa danh của mình. Có lần tôi làm lễ ở một giáo xứ có thánh bổn mạng là một người nữ, thánh Tử đạo Lê Thị Thành: “Kính thưa Cha xứ Lê Thị Thành”. Đó là một tình cảm tốt. Tuy nhiên khi nhu cầu lớn của giáo phận cần thì mỗi Linh mục cũng sẵn sàng hy sinh để lên đường nhận lấy một tên mới.
Đó là những áp dụng từ huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” với 3 chữ S: chữ Say mê Đức Kitô nhằm cho đời sống tâm linh, chữ Sống hiệp thông nhằm đến tình huynh đệ, và cuối cùng là Sẵn sàng lên đường cho sứ vụ.
Ba C cảnh giác burn out,
Ba D ánh sáng dọi vào tâm linh,
Lại thêm 3 S an bình,
Linh mục Phan Thiết xét mình tĩnh tâm.
Đó là ba điểm trình bày trong huấn từ khai mạc hôm nay. Để tĩnh tâm đạt kết quả cao nhất, cần bầu khí thinh lặng. Tĩnh tâm hay cấm phòng cũng là một, tùy theo tên gọi mới cũ. Cấm phòng nhắm đến bầu khí bên ngoài, còn tĩnh tâm nhắm đến bầu khí tâm hồn. Cả hai bầu khí dù bên ngoài bên trong đều là một sự tĩnh lặng. Để tĩnh tâm có được hiệu quả cao, xin quý Cha thu xếp tránh những tiếng ồn, giữ cho mình được thinh lặng, từ đó mình mới có thể tiếp cận với Chúa cách sốt sắng, tiếp cận với anh em cách chân thành, và tiếp cận với nhu cầu mục vụ, gột rửa đi hết tất cả những hào nhoáng bên ngoài mong có được nét thanh thản trong tuần tĩnh tâm. Hễ vào trọn vẹn thì ra mới được đổi mới; còn vào một nửa thì ra cũng vũ như cẩn, vẫn như cũ thôi. Tất nhiên để thinh lặng như thế, các Cha phải hy sinh. Trong tuần tĩnh tâm cũng tiên liệu những giờ có thể trao đổi với nhau cách thoải mái; nhưng những giờ chính, xin quý Cha vui lòng giữ thinh lặng. Đó là dấu chứng ta bước vào tuần tĩnh tâm với tất cả nhiệt tình. Tất nhiên sự hy sinh này là có giá. Người ta vẫn nói: đi tìm một Đức Kitô không Thánh giá rốt cuộc chỉ gặp một Thánh giá không có Đức Kitô. Thế nên đến đây để gặp Đức Kitô trong tuần tĩnh tâm, ta cũng chịu vác thánh giá về sự thinh lặng một chút, không thì chả được gì. Chẳng gặp được Chúa thì cũng chẳng gặp được anh em một cách thiệt tình.
Vâng, cầu ơn Chúa Thánh Thần đến với tất cả quý Cha trong tuần tĩnh tâm này cách dồi dào và cầu cho nhịp sống của tuần tĩnh tâm cũng được trải ra cách bình an. Xin Đức Trinh nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng giáo phận, bổn mạng của mọi người chuyển cầu để mỗi Linh mục cũng gặp được nét tươi trẻ trong nhịp sống tĩnh tâm năm nay.
Xin cám ơn quý Cha.
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp trước Tết âm lịch, các LM trong giáo phận có thời gian dành riêng cho Chúa, cho nhau, cũng như cho những quan tâm mục vụ. Đây là một truyền thống tốt lành. Đặc biệt tuần tĩnh tâm này là nối dài những ơn thánh trong Năm Thánh Giáo hội Việt nam vừa qua. Trong Năm Thánh chắc chắn mỗi người, mỗi tâm hồn, mỗi linh mục, mỗi mục tử đã có cách riêng của mình để đến với Chúa, đến với anh em, cũng như đến với việc chu toàn chức vụ của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã chứng kiến những sự kiện bên lề đem đến nhiều cật vấn về chính mầu nhiệm Giáo hội, hoặc cụ thể hơn về tính hiệp thông được thể hiện trong Giáo hội Công giáo Việt Nam, và tất nhiên về sứ vụ truyền giáo vẫn là nhu cầu lớn của GH Công giáo.
Có những điểm thuận lợi cũng như điểm bất thuận lợi. Những điểm thuận lợi kích thích mỗi người đào sâu hơn về những vấn đề khơi ra. Nhưng những cái bất thuận lợi kéo theo nhiều dư luận, mà nếu như không được điều hướng đúng mức thì Dân Chúa lại nhìn theo hướng ngược lại tức là hướng tiêu cực. Ví dụ về tính hiệp thông: chưa bao giờ GHCG nói về sự hiệp thông với tất cả niềm say mê như trong dịp Năm Thánh vừa qua và đây cũng là điểm đúng thôi, bởi vì chủ điểm của Năm Thánh là học hỏi về GH: GH mầu nhiệm, GH hiệp thông và GH sứ vụ. Nhưng khi bàn về sự hiệp thông, người ta lại thấy có những rạn vỡ chỗ này chỗ khác. Trong tuần tĩnh tâm này, xin các cha thêm lời cầu cho tình hiệp thông trong GHCG được thể hiện cách tích cực hơn, đúng với Ý Chúa mong muốn hơn. Và cũng xin cho lớp bụi do Năm Thánh vừa rồi vô tình thổi đến làm cho khuôn mặt của GHVN bị lu mờ đi một chút sớm được thanh tẩy, để sự hiệp thông ấy được thể hiện một cách rõ hơn.
Mong rằng những dư âm tốt đẹp của đại lễ kết thúc Năm Thánh tại La Vang vừa qua của GHCGVN cũng là những dư âm tốt đẹp giúp LM khi bước vào tuần tĩnh tâm gặp được hướng đi mới trong ánh sáng của Thiên Chúa. GP Phan Thiết chọn Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa làm bổn mạng. Xin Mẹ chúc lành cho mọi LM, cho GP cũng như cho từng người khi bước vào tuần tĩnh tĩnh tâm này.
Xin gợi ý ba điểm để các cha xét mình:
1. Triệu chứng của căn bệnh burn out trong đời LM.
Đây là kết quả điều tra về đời sống của LM Công giáo trên thế giới trong năm Linh Mục với cái nhìn tổng quát và được cô đọng lại trong những nét chính. Mong rằng những nét chính ấy cũng là những điểm chúng ta được mời gọi để soi bóng mình, nhất là trong hành trình mục vụ đồng hành với Dân Chúa, hướng dẫn Dân Chúa. Người ta nói nhiều đến tình trạng, tiếng Anh gọi là Burn out: tức là cháy tiêu đi rồi, không còn tìm thấy ý nghĩa của đời LM nữa. Sự kiện cháy tiêu burn out trong đời sống LM được thể hiện qua 3 chữ “C”. Chữ C thứ nhất là Chán nản trong công việc. Chữ C thứ hai là Cáu bẳn với hết mọi người. Chữ C thứ ba là Cạn kiệt sức lực thể lý. Trên mạng Zenit, người ta nói đến ba chữ C này.
Chán nản công việc là triệu chứng trước hết. Nếu trong ngày lãnh chức LM đã đoan hứa như thế nào và mỗi lần tĩnh tâm LM (như thói quen của GP Phan Thiết) lặp lại lời hứa như thế nào thì trong đời sống, chúng ta luôn được kêu gọi trở lại những điểm xuất phát ấy để làm mới lại đời sống của mình. Ngày nào cũng có phút bình minh và phút hoàng hôn. Những lúc hoàng hôn là lúc chúng ta được mời gọi để chuẩn bị cho bình minh, khởi đầu ngày sắp tới. Nếu như chỉ dừng lại ở trong hoàng hôn khiển trách mình về những thất bại trong đời mục vụ, về những cách thực hiện lời của Chúa chưa trọn, thì có nguy cơ đẩy chúng ta đến chỗ chán nản. Một bếp lửa khi sắp lụi tàn mà không lo khêu lại, châm thêm củi thì bếp ấy dù có nóng đến đâu cũng có lúc tắt ngúm và nguội lạnh. Thành thử chán nản công việc là một triệu chứng dễ thấy nhất.
Có lẽ quý Cha trọng tuổi kinh nghiệm về triệu chứng này, nhất là khi hành xử một công việc mục vụ không thành công như mong ước, mình cầu toàn 100% hay ít ra 80% nhưng trên thực tế chỉ được 50, hay 40%. Một đề xuất mục vụ thành công được đến 50% là cũng tạ ơn Chúa lắm rồi, bởi vì ngoài ơn Chúa và ngoài khả năng của mình còn phải có sự tiếp nhận, sự đóng góp của giáo dân nữa, mà nhiều khi không có sự ngang tầm với chương trình của mình, nên đối với họ vẫn cứ là nước đổ lá khoai. Sự kiện này đối với những LM trẻ nhiều khi gây chán nản. Mới ra trường bao giờ trái tim cũng ắp đầy nhiệt huyết, muốn đưa tất cả những sở học nơi nhà trường vào các chương trình mục vụ. Thế nhưng về một giáo xứ lại tùy thuộc vào Cha xứ, tùy thuộc vào công việc được phân công, tùy thuộc vào đối tượng nhà quê hay tỉnh thành hoặc trình độ của họ, nên nhiều khi muốn 100 mà lại chỉ đạt được 30. Thôi, lần đầu thì có thể cầu nguyện trước Thánh Thể tạ ơn Chúa, công sức mình bỏ ra như vậy là được rồi, kết quả trao lại cho Chúa hết; nhưng lần thứ hai khiến mình hơi băn khoăn một chút, không biết là tại mình hay là do đâu; đến lần thứ ba, thứ tư lặp lại mà cũng như thế thì nhiệt huyết bắt đầu vơi đi; và một khi đã trở thành một căn bệnh được gọi là mãn tính, lúc bấy giờ sẽ đón nhận lấy một hình thức rất tự nhiên đến thôi, đó là sự chán nản trong công việc mục vụ.
Linh đạo của LM triều là nên thánh giữa đời mục vụ, bằng công việc mục vụ, nên khi việc mục vụ có những thất bại, sớm hoặc chiều sẽ đọng lại trong sự chán nản. Đường lối nên thánh của mình là việc mục vụ mà mình lại chán nản việc mục vụ, vì thế LM cũng mất luôn cả hướng đi nên thánh, người ta bảo đây là triệu chứng dễ thấy nhất. Thế thì trong dịp tĩnh tâm này đối với GP chúng ta, LM cũng được mời gọi để nhận diện đời sống của mình xem nhiệt huyết về việc mục vụ còn đầy hay là nếu có chút nào vơi đi thì xin cũng mau chóng bù đắp lại, đừng để đọng lại trở thành một triệu chứng của căn bệnh trầm kha, căn bệnh burn out cháy rụi đi.
Triệu chứng thứ hai là sự Cáu bẳn với hết mọi người. Tất nhiên ở đây trong loạt bài điều tra, người ta muốn nói đến sự cáu kỉnh đối với những tín hữu đến với chúng ta, cần đến chúng ta trong công việc mục vụ. Lúc chúng ta không được khỏe, công việc mục vụ ngập đầu, cáu kỉnh một chút có thể châm chước, hay những vị bị mất ngủ thường xuyên, bệnh táo bón thường dễ đưa đến cáu bẳn. Thế nhưng nếu như nó trở thành một tập tính, gặp ai mình cũng cáu, ai mình cũng nổi sùng, ai mình cũng nóng được; nóng bừa bãi, nóng với những bậc trọng tuổi, nóng với thiếu nhi, nóng với phụ nữ. Tất cả đều cáu bẳn hết thì đây được coi là triệu chứng mình đã rơi vào sự mất nhiệt huyết trong đời LM rồi, bởi vì việc mục vụ luôn luôn trải ra trong tiếp cận với giáo dân, với những người cần đến mình. Có những Cha để tuôn ra những lời cáu gắt trên tòa giảng, có những Cha và có lẽ phần đông, là cáu trong những công việc mà giáo dân tìm đến không đúng lúc, để xin ngồi tòa hay cử hành bí tích Xức Dầu. Hoặc là gia đình người ta có chuyện chẳng liên hệ gì đến cá nhân LM hết, nhưng họ là giáo dân trong giáo xứ cần một vai trò phán quyết nhờ đến mình nhiều khi mình cũng cáu bẳn. Đây là một gợi ý để mời gọi chúng ta xét xem mình có rơi vào căn bệnh mất đi nhiệt huyết trong đời LM không.
Chữ C thứ ba, đó là việc Cạn kiệt sức lực thể chất. Nhiều Cha ham làm việc mục vụ, nhất là xây nhà thờ. Xin lỗi quý Cha đang xây nhà thờ, nhiều khi quên ăn hoặc ăn uống lung tung, không chăm lo cho sức khỏe của mình, thành thử sức khỏe mỗi ngày mỗi cạn kiệt đi, ở đây người ta gọi là tình trạng quá tải. Mới đầu vì còn vui vẻ trẻ trung vượt qua được, nhưng khi quá tải ở một độ tuổi nào đó không gượng dậy được, thì đây là một mời gọi chân thành nhìn lại đời sống mục vụ của mình: có khi nào mình làm việc quá mức hay là đam mê quá mức vào một việc gì đó đến nỗi sức khỏe bị vơi đi dần dần để rồi có thể mình bị tác động tâm lý, nghĩa là chán nản cáu bẳn với người khác?
Đó là điểm thứ nhất chia sẻ với quý Cha về những triệu chứng của căn bệnh burn out trong đời LM, cũng là những gợi ý để bước vào tĩnh tâm. Xin lặp lại 3 chữ C: Chán nản, Cáu bẳn và Cạn kiệt sức lực.
2. Chủ điểm trong huấn từ của ĐHY Ivan Dias.
Khi đã xét mình về ba chữ C, chúng ta sẽ làm gì để vươn lên? Sau Đại lễ bế mạc Năm Thánh 2010 tại La vang, ĐHY Ivan Dias đã gặp gỡ các GM Việt Nam trong một tiếng đồng hồ để chia sẻ về tình hình cũng như gởi gắm sứ điệp. Về tình hình thì không có gì đáng nói nhưng về sứ điệp, ngài mời gọi tất cả Giám mục chia sẻ lại cho các linh mục, chủng sinh của mình về 3 chữ D rất cần thiết trong đời sống của người thuộc về GH. Chữ D chữ nhất là Doctrine, chữ D thứ hai là Discipline, và chữ D thứ ba là Dévotion. Ba chữ D có trên mạng Zenit từ lâu và chúng ta cũng đã đọc thấy đâu đó rồi, nhưng nghe vẫn còn như mới, bởi vì ngài đã nêu lên những thí dụ cụ thể.
Chữ thứ nhất là về giáo thuyết: Doctrine. Mỗi LM hôm nay được mời gọi nắm vững giáo lý Giáo hội Công giáo, giáo huấn Giáo hội, học thuyết XH của GHCG, bởi vì nếu không nắm vững những hướng đi trong đó, thì trong cách ứng xử một LM ở tại giáo xứ nhiều khi có những cái chưa chuẩn mực và nếu như cả một GH mà lại không nắm vững về Doctrine này thì rất nguy hiểm, sẽ đưa GH đến chỗ không cứu vãn được. Tại sao Tòa Thánh phải lên tiếng về GH Trung Quốc? Câu trả lời cho biết vì yếu về giáo thuyết. Nếu hiểu GH không thể tự lực tự cường được thì người ta sẽ có chọn lựa khác. Chẳng phải nói đâu xa, trường hợp của GHVN ngày nay cũng cho thấy thấp thoáng nguy cơ. Hết rồi thời đối đầu, đã bước sang thời đối thoại. Nhưng đối thoại như thế nào để mình vẫn là GHCG, đó lại là cả một tuyến mở ra cho suy nghĩ và vì vậy quan trọng là nắm vững giáo thuyết để có những quyết định phù hợp.
Chữ D thứ hai là Discipline về kỷ luật. Đây là một vấn đề thường gây khủng khoảng cho các GH phương Tây. Vấn đề LM lạm dụng tình dục là do việc không tuân thủ kỷ luật của GH, để đến khi bùng nổ ra thì không vớt vát được. Hiện nay ở nhiều địa phận của Hoa Kỳ đã phải bán hết cơ sở của mình đi để trang trải cho việc xao lãng kỷ luật của một thời. Đây là một vấn đề đau lòng. Do đó, tuân thủ kỷ luật đời sống LM là một cách để giúp chúng ta một đàng thánh hóa bản thân và đàng khác tránh tất cả những hậu quả tai hại. Thời mới bước chân vào Chủng viện, chắc chắn chúng ta đã thuộc lòng câu: Ai sống theo kỷ luật là sống theo ý Chúa, và sau này trên bước đường lớn hơn, chúng ta vẫn thường được nghe nhắc nhở: hãy giữ luật thì luật sẽ giữ cho mình, sẽ bảo vệ mình. Cho nên chữ Discipline mời gọi mỗi người trong hướng đi đời LM cũng gắn bó với luật lệ của GH cách khít khao.
Chữ D thứ ba là Dévotion, lòng đạo đức sốt sắng. Ở đây theo như lời chú giải của ĐHY Dias, thì nó gắn liền với những phong trào đạo đức, có một thời tưởng như bị bỏ rơi vì đi liền với lòng đạo đức bình dân của đại chúng. Thí dụ: tràng hạt Mân Côi, có một thời người ta rẻ rúng cho là loại kinh dành cho phụ nữ, người nhàn rỗi, người già… nhưng sau này người ta cảm nghiệm được sức mạnh của kinh Mân Côi, nhất là sức mạnh hoán cải, sức mạnh thánh thiêng giúp người ta tiến xa trên đường nên thánh. Những cái thuộc loại Dévotion thì thường gắn liền với những hình thức văn hóa. Ví dụ: hành hương coi như chuyện đi chơi, nhưng ở đó cũng là một thứ Dévotion mời gọi chúng ta không nên xem thường. Tất nhiên ta không thể loại trừ những hình thức Dévotion truyền thống tôn sùng Thánh Tâm, Chầu Thánh Thể, hay là những hình thức khác nhau dành cho các Thánh. Một Linh mục mà rẻ rúng những hình thức đạo đức bình dân thì coi chừng, tưởng là mình ở trên đỉnh cao trí thức, biết đâu lúc nào đó mình rớt xuống vực mà không hay. Chắc là quý Cha trọng tuổi đã hiểu rõ hơn việc lần hạt Mân Côi, đó là một lời kinh tháp tùng chúng ta trên mọi bước đường, trong mọi hoàn cảnh, đó là lời kinh còn lại duy nhất sau khi đã quên đi tất cả. Gắn bó với một sự đạo đức như thế cũng là một cách giúp cho đời Linh mục được vươn lên, được thăng tiến.
Đó là ba chữ D lặp lại với quý Cha: Doctrine, Discipline, Dévotion. Đây cũng là hướng mời gọi chúng ta sau khi đã kiểm tra đời sống của mình, được nâng đỡ vươn lên trong những ngày tĩnh tâm.
3. Quyết tâm Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô.
Tĩnh tâm bao giờ cũng thế, tùy thuộc vào quyết tâm của mình sau đó. Tại sao vậy? Thưa bởi vì mình có suy xét trước thì sau đó mới có quyết tâm đúng mức. Có một tác giả tu đức Việt Nam viết: Tĩnh tâm mà không có quyết tâm là tĩnh tâm hỏng; tĩnh tâm mà có quyết tâm chung chung là tĩnh tâm xoàng. Sau tĩnh tâm ta có quyết tâm rõ nét, có khi chỉ một điểm nhỏ mà rõ, quyết tâm đi tới cùng thì đó mới là tĩnh tâm đem lại hiệu quả tốt. Tất nhiên Chúa Thánh Thần luôn luôn hiện diện cùng với quý Cha.
Theo nhãn giới của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong một huấn thị viết cho các tu sĩ với tên gọi “Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô” được đúc kết lại trong ba chữ S, gợi ra đây để chúng ta có hướng quyết tâm của mình.
Chữ S thứ nhất là chữ Say mê Đức Kitô. Mỗi Kitô hữu tự bản chất thuộc về Đức Kitô nhờ Phép Rửa rồi, cách riêng các Linh mục còn thuộc về Đức Kitô cách đặc biệt hơn nhờ Bí tích Truyền Chức Thánh. Tự bản chất ta gắn bó với Đức Kitô, chẳng phải lý giải nhiều, mọi công việc ta làm đều là xuất phát từ Đức Kitô. Thánh lễ ta cử hành, các Bí tích cũng đều từ Chúa Kitô, nhưng để cho những việc chúng ta làm và nhất là cuộc sống của chúng ta trong việc gắn bó với Đức Kitô được bộc lộ ra cách tươi trẻ và rõ nét thì ta phải say mê Đức Kitô. Một tác giả nói: Người ta thuộc về Đức Kitô tự bản chất, nhưng người ta vẫn còn phải hướng về Đức Kitô nữa để được thanh tẩy, để được đi lên, bởi vì ngay trong cuộc sống này, cho dẫu nhờ đời sống Bí tích ta đã thuộc về Đức Kitô cách khách quan rồi, nhưng cách chủ quan thì vẫn còn là cả một hành trình phải chinh phục từng ngày. Vì vậy hướng về Đức Kitô là hướng đi của tất cả mọi Linh mục chúng ta để làm sao cho chữ “thuộc về Đức Kitô” và chữ “hướng về Đức Kitô” hòa nhập nên một, lúc bấy giờ tự nhiên tỏa ra qua sự say mê, say mê trong ý nghĩ, say mê trong việc làm, say mê trong tình cảm để rồi uốn nắn và điều chỉnh mọi bước đi trong đời sống của người Linh mục. Linh mục là người say mê Đức Kitô.
Chữ S thứ hai là chữ Sống, sống tinh thần hiệp thông. Hiệp thông trước hết là với Chúa theo chiều cao. Hiệp thông theo chiều ngang đối với Giám mục, Linh mục và các người được trao phó cho mình trong trách nhiệm mục tử. Đây là một sự sống không ngừng tuôn chảy, và nếu như trong Năm Thánh GH 2010, một vài khía cạnh của cuộc sống này bị đem ra mổ xẻ thì hãy coi đây là một cơ may hơn là một sự vùi dập. Cơ may là người ta còn coi đây là một dấu chỉ, và cơ may nữa là để cho Linh mục là người phải thể hiện sự sống hiệp thông này, có những gương để soi bóng. Những điểm người ta nhắc đến trong tình hiệp thông của Giáo hội Công giáo Việt Nam, giữa các giáo phận, giữa các Giám mục, giữa Hội Đồng Giám Mục với Dân Chúa, giữa các Linh mục với nhau v.v… chính là những điểm giúp chúng ta soi lại bóng mình. Sống hiệp thông với Chúa cách tròn đầy thì mới mong có được hiệp thông đối với anh chị em chung quanh mình trong nhiệm vụ một cách có hiệu quả.
Và chữ S thứ ba là chữ Sẵn sàng lên đường. Chữ Sẵn sàng lên đường hợp với chữ Sứ vụ trong chủ đề của Năm Thánh 2010, cũng như gắn liền với điểm trình bày cuối cùng của Đức Cha giảng phòng trong tuần phòng này. Xin tóm kết lại trong chữ sẵn sàng lên đường hay chữ sứ vụ cũng vậy. Tại sao lại phải nói điều này? Thưa vì một Linh mục được bổ nhiệm đến một nơi thì theo giáo luật phải mang tính bền vững. Ví dụ bổ nhiệm làm cha sở thì người ta không nói rõ đó là cha sở mấy năm, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 10 năm… luôn luôn hiểu ngầm là bền vững. Nhưng một khi GH cần, địa phận cần thì mọi Linh mục luôn đáp ứng một cách vui vẻ và sẵn sàng lên đường. Ngày xưa quý Cha tham gia phong trào Hướng Đạo có khẩu hiệu “Hướng Đạo Sinh: Sắp Sẵn!”. Thiếu Nhi Thánh Thể bây giờ là “sẵn sàng”, luôn luôn đặt mình trong tình trạng sẵn sàng. Mình ở đây hôm nay, nhưng GH cần mình đến chỗ khác thì sẵn sàng, không phải quyến luyến nữa. Về tình cảm tất nhiên có quyến luyến: một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen, huống chi ở với giáo dân đã 5, 7 năm rồi thì mọc rễ tình cảm ở đó là chuyện thường, không có vấn đề gì cả. Thế nhưng, mọc rễ mà không đi được mới là vấn đề. Ở đây để xuất phát lại từ Đức Kitô, Linh mục được mời gọi để sống tinh thần sẵn sàng. Ngày xưa quân đội có khẩu hiệu “Cư an, tư nguy”, hôm nay tôi sống trong an bình nhưng trong đầu tôi luôn luôn phải nghĩ đến nguy cơ để khi gọi là sẵn sàng tiến bước. Linh mục trong đời sống mục vụ với thành quả ít nhiều, cũng gắn bó với một cơ sở, thậm chí tên của chúng ta nhiều khi cũng bị hy sinh. Người ta không gọi tên mình bằng tên cúng cơm nữa, mà bằng địa danh của mình. Có lần tôi làm lễ ở một giáo xứ có thánh bổn mạng là một người nữ, thánh Tử đạo Lê Thị Thành: “Kính thưa Cha xứ Lê Thị Thành”. Đó là một tình cảm tốt. Tuy nhiên khi nhu cầu lớn của giáo phận cần thì mỗi Linh mục cũng sẵn sàng hy sinh để lên đường nhận lấy một tên mới.
Đó là những áp dụng từ huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” với 3 chữ S: chữ Say mê Đức Kitô nhằm cho đời sống tâm linh, chữ Sống hiệp thông nhằm đến tình huynh đệ, và cuối cùng là Sẵn sàng lên đường cho sứ vụ.
Ba C cảnh giác burn out,
Ba D ánh sáng dọi vào tâm linh,
Lại thêm 3 S an bình,
Linh mục Phan Thiết xét mình tĩnh tâm.
Đó là ba điểm trình bày trong huấn từ khai mạc hôm nay. Để tĩnh tâm đạt kết quả cao nhất, cần bầu khí thinh lặng. Tĩnh tâm hay cấm phòng cũng là một, tùy theo tên gọi mới cũ. Cấm phòng nhắm đến bầu khí bên ngoài, còn tĩnh tâm nhắm đến bầu khí tâm hồn. Cả hai bầu khí dù bên ngoài bên trong đều là một sự tĩnh lặng. Để tĩnh tâm có được hiệu quả cao, xin quý Cha thu xếp tránh những tiếng ồn, giữ cho mình được thinh lặng, từ đó mình mới có thể tiếp cận với Chúa cách sốt sắng, tiếp cận với anh em cách chân thành, và tiếp cận với nhu cầu mục vụ, gột rửa đi hết tất cả những hào nhoáng bên ngoài mong có được nét thanh thản trong tuần tĩnh tâm. Hễ vào trọn vẹn thì ra mới được đổi mới; còn vào một nửa thì ra cũng vũ như cẩn, vẫn như cũ thôi. Tất nhiên để thinh lặng như thế, các Cha phải hy sinh. Trong tuần tĩnh tâm cũng tiên liệu những giờ có thể trao đổi với nhau cách thoải mái; nhưng những giờ chính, xin quý Cha vui lòng giữ thinh lặng. Đó là dấu chứng ta bước vào tuần tĩnh tâm với tất cả nhiệt tình. Tất nhiên sự hy sinh này là có giá. Người ta vẫn nói: đi tìm một Đức Kitô không Thánh giá rốt cuộc chỉ gặp một Thánh giá không có Đức Kitô. Thế nên đến đây để gặp Đức Kitô trong tuần tĩnh tâm, ta cũng chịu vác thánh giá về sự thinh lặng một chút, không thì chả được gì. Chẳng gặp được Chúa thì cũng chẳng gặp được anh em một cách thiệt tình.
Vâng, cầu ơn Chúa Thánh Thần đến với tất cả quý Cha trong tuần tĩnh tâm này cách dồi dào và cầu cho nhịp sống của tuần tĩnh tâm cũng được trải ra cách bình an. Xin Đức Trinh nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng giáo phận, bổn mạng của mọi người chuyển cầu để mỗi Linh mục cũng gặp được nét tươi trẻ trong nhịp sống tĩnh tâm năm nay.
Xin cám ơn quý Cha.